[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Lão ngư dân và biển cả[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Minh Lam[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trong màn đêm u tối, lạnh lẽo dọc bờ biển không một bóng người, xuất hiện hình dáng của một thân hình khá lực lưỡng với chòm râu dài với dáng đi có vẻ mệt nhoài, buồn chán của kẻ nghiện rượu. Lão ngư dân với độ tuổi chừng bốn mươi đến năm nay này đã về hưu quân sự lâu rồi, giờ đến những người con của lão. Bước hết nổi, lão ngồi bệt xuống mặt cát phẳng, êm dịu. Nhìn ra biển, một màu đen sâu thẳm, lác đác vài ánh đèn của một số chiếc thuyền ra khơi vào ban đêm. Gió bây giờ thổi mạnh lắm, đã mạnh còn mang theo hơi lạnh của khoảng thời gian giáp đông. Trên tay, lão ngư dân cầm một chai rượu gần cạn. Lâu lâu, cứ thể mà lão nốc từng ngụm rượu nên cả người lão nóng ran, khác xa với không gian giá lạnh bên ngoài. Và trong lòng lão cũng vậy, nó sùng sục một ngọn lửa đang cháy bỏng trong trái tim, một nỗi nhớ, một nỗi lưu luyến về những ai đó… Ngày xưa, lão có một người vợ rất xinh đẹp, lúc đầu, cả hai đều làm nghề ngư dân, sau chính quyền kêu gọi nên đã vào quân đội tham gia kháng chiến. Vợ lão thì làm ở đơn vị quân y, còn lão thì làm nhiệm vụ ở tiền tuyến. Sau một thời gian, gia đình lão ngư dân được nghỉ phép về nhà, và thật bất ngờ thay, người vợ sanh cho lão đến hai người con sinh đôi. Thế là gia đình lão được nghỉ ở nhà để chăm sóc, nuôi dạy chúng. Sau đó, vợ lão còn sinh cho lão thêm bốn đứa con, tổng cộng cả thảy là sáu đứa, sáu đứa đều là con trai. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi đi, cả sáu người con trai đều đã lớn và đi nghĩa vụ quân sự. Hai vợ chồng thì đã đứng tuổi nên chẳng còn được tham gia quân đội nữa. Trong lúc chia tay với những đứa con, người vợ đã khóc đến đỏ cả hai con mắt trông thật tội nghiệp, lão thì chỉ biết buồn buồn, không nói gì. Và rồi sau đó, hai vợ chồng già lại tiếp tục làm nghề ngư dân, kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy cực khổ nhưng hạnh phúc ấy cứ tiếp diễn đến một ngày có thư gửi từ chiến trường về báo rằng tất cả sáu người con của lão đều đã hi sinh. Vừa nghe được cái tin sét đánh ấy, vợ lão đã bị ngất nhưng lão đâu biết rằng cơn ngất ấy là do bị tăng huyết áp đột ngột và đã cướp đi sinh mạng của bà từ đấy. Thế là mất hết, lão chẳng còn biết trời đất là gì nữa. Hàng xóm láng giềng đều nhìn lão với một ánh mắt thông cảm, thương xót. Có nhiều người đã qua nhà lão để an ủi nhưng lão đều phủi tay đuổi về. Biết lão chẳng có họ hàng xa, nhiều gia đình ngư dân gần đấy đã gom góp được một số tiền tặng lão. Lão nhận và để đấy, chẳng ai biết lão sẽ làm gì. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, râu lão giờ đã dài xuống vì không được cạo trong nhiều năm, tóc lão cũng dài và bạc trắng, khuôn mặt thì nhăn nhúm lại, một phần vì đau khổ, buồn bã, một phần vì tuổi tác, lão chỉ còn giữ lại cái vẻ lực lưỡng năm nào mà thôi. Bây giờ, không vợ, không con, không họ hàng, lão chỉ còn biết sống một mình kiếm sống qua ngày. Buổi sáng, lão đi lên “tảng đá lớn” – khu vực vừa cao, vừa dốc, vừa nguy hiểm nên không ai tới – vác thêm chiếc cần câu dài thật dài, một xô nước biển và một mớ mồi câu để câu cá vì lão giờ không còn đủ sức để ra khơi nữa. Lão cứ thế ngồi câu cá từ sáng đến tối. Về nhà, lão đem tất cả số cá câu được đi ướp muối để dành cho sáng hôm sau luộc hoặc nướng để làm thức ăn cho cả ngày hôm sau. Thoạt đầu nghe thì thấy cuộc sống an nhàn thiệt, chẳng phải suy nghĩ, chẳng phải lo âu gì hết, cứ thế mà tiếp tục sống. Nhưng thật ra, sống như thế lợi thì ít mà hại thì nhiều. Số cá mà lão câu được đâu phải do lão sắp đặt trước mà là do ông trời sắp đặt cho lão ấy chứ. Vì thế có hôm câu được nhiều cá thì đem số cá dư ra ngoài chợ bán mua gạo. Nếu ít thì ăn ít, thậm chí có ngày lão chẳng câu được con nào nên cả ngày hôm sau lão phải nhịn đói. Quả thật vất vả! Ngoài cả buổi đi câu cá như thế, hàng đêm, lão còn giành hàng giờ của mình để tâm sự với biển. “Sống gần biển quả thật hạnh phúc biết bao!”, lão quan niệm như thế vì trên bãi biển vắng người, lão có thể nói, có thể hét thật lớn, có thể tâm sự với biển những suy nghĩ của mình mà không sợ ai nghe thấy cả. Gió thổi mạnh mà mềm mại như muốn xoa dịu nỗi đau của lão, lão cảm nhận được như thế. Tiếng sóng biển rì rào như một bản nhạc hòa tấu du dương bất tận đưa lão đến những giấc mơ hay những quá khứ tươi đẹp, có khi đến những thiên đàng mà lão từng mơ đến. Biển thật tốt biết bao, làm bạn với biển là cả một niềm vinh dự lớn đối với lão. Có đôi lúc biển nổi sóng to giữa đêm kèm theo gió rất mạnh và mưa lớn, lão tưởng chừng như mình hoặc ai đó đã làm gì đấy làm biển tức giận, khi ấy lão sợ lắm, chỉ biết nhốt mình trong nhà. Nhưng sau cơn mưa, sóng lặng, biển êm, và cũng vào buổi tối, lão lại ngồi đấy, trên bãi cát mịn và cùng tâm sự với biển. Nhưng lão không bao giờ đi gặp biển một mình cả, lão còn mang theo chai rượu, những chai rượu mà lão sử dụng từ ngày này qua ngày khác, hết chai này lại mua chai khác, lão sử dụng tiền quyên góp của người dân để làm việc đấy. Có rượu vào, một cảm giác tê dại, đê mê, sảng khoái, cả người lão nóng lên thật mê hồn. Rượu như một chất xúc tác để lão có một tâm trạng sảng khoái hơn để trò chuyện với biển. Đôi khi, nhờ rượu mà lão còn thấy được hình bóng của vợ và các con mình xuất hiện trên biển, đang vẫy chào và mỉm cười với lão. Khi ấy, lão thật sự hạnh phúc. Nhưng gió đã thổi và kéo lão ra trạng thái nửa thực nửa mê ấy. Cuộc đời câu cá và tình bạn giữa lão với biển vẫn còn tiếp tục còn mãi. Nhưng cũng vì hành động khác thường ấy của lão đã thêu dệt lên hàng chục câu chuyện ma khác nhau xung quanh ngôi nhà và khu vực lão đang ở. Vì ban đêm, mỗi lần người dân trong vùng đi ngang qua khu vực lão ở, họ đều thấy nhà lão sáng nên tưởng lão đang ở bên trong nhưng lại còn thấy một bóng đen cứ mập mờ mập mờ ngay bờ biển sau nhà, từ đó mọi người cứ tưởng đó là ma, và cũng đồng nghĩa với việc lão bị nghi ngờ là bị ma ám. Mọi người đều xa lánh lão, chẳng ai muốn đến gần lão và nhất là nơi ở của lão vì cũng sợ bị ma nhà lão ám. Lúc đầu, khi biết được mọi người nghĩ thế về mình, lão tự cười một mình mà ra nước mắt, sau đó lại xuất hiện một nỗi buồn man mác. Nhưng đã là bạn của biển một thời gian dài thì mãi mãi vẫn là bạn, không thể tách rời được. Và đêm nay cũng vậy. Sau khi ngổi bệt xuống cát, tu từng ngụm rượu vào cổ họng, lão ngâm vài câu thơ rồi cũng lại tâm tình cùng biển. Nhưng mọi ngày, sau khi tâm sự xong, lão thường về nhà ngủ, hôm nay lại khác. Bởi vì gió biển mát lạnh một cách lạ kì kèm theo bản nhạc du dương khác thường của sóng, lão không thể nào về nhà mà nằm ngủ tại bờ biển. Sáng hôm sau, người dân làng chài tụ tập đông đúc bên chỗ lão nằm và bàn tán xì xầm. “Trời ơi, vậy là tối hôm qua cái hồn ma đó đã dẫn ổng tới đây rồi đó hả, ghê quá!”, “Đã bảo rồi mà, thế nào cũng có ngày này, linh hồn mỗi lúc một rùng rợn!”, “Chắc đây là hồn của mẹ con lão dẫn lão ra đây nhảy múa rồi ngủ quên luôn ở đây chứ gì!”,… Bỗng nhiên, lão mở mắt ra. “Ối ối! Kẻ bị ma ám tỉnh giấc rồi kìa, chạy thôi!”, “Á! Chạy mau bà con”, mọi người tá hỏa chạy túa ra khắp nơi, lão ngồi dậy, chẳng biết gì hết. Tin đồn lan rộng mỗi lúc một nhanh, càng lan càng mãnh liệt vì còn được thêu dệt nên nhiều tình tiết rùng rợn khác làm người người ai nấy đều khiếp sợ. Đến tai của trưởng làng, sự việc này được thêm khắc đến nỗi giống như có khoa học chứng minh là đúng vậy. Vốn là một người không ưa chuyện ma quỷ mà lại rất thương dân, một phần vì câu chuyện này được thêu khắc, cải biên lại quá thực tế nên trưởng làng đã quyết định đuổi lão ngư dân ra khỏi làng và cho lão một miếng đất ở một nơi ở mới xa thật xa. Đến ngày ông trưởng làng cùng mọi người đến nhà lão để đuổi lão đi thì chỉ thấy một căn nhà nhỏ trống hoắc, chỉ còn những vật dụng linh tinh mà không thấy lão đâu cả. Mọi người hùa nhau chạy xuống bờ biển tìm kiếm nhưng cũng chẳng thấy đâu. Lão đã biến mất thật rồi. Đến bây giờ, trưởng làng cùng người dân mới thật sự sợ hãi và vội vã đốt căn nhà của lão ngư dân, ngôi nhà đã từng được cho rằng bị ma ám. Cũng từ ngày hôm đó, mọi người không thấy bóng ma lởn vởn ở bờ trên bờ biển vào mỗi tối nữa. Nhưng chuyện lão biến mất vẫn còn là một bí ẩn không thể giải thích và nó đã trở thành một câu chuyện ma nổi tiếng của làng chài ven biển này. Đến năm 1975, khi đất nước được giải phóng, tôi cùng các chiến sĩ về lại quê hương, làng chài quen thuộc ngày nào và lại được nghe kể truyện về ông lão ngư dân ấy. Nghe kể xong, tôi bán tín bán nghi, không biết thật giả ra sao nhưng tôi tin rằng chuyện lão biến mất là có thật chứ còn lão bị ma ám là chuyện hoang đường, vô khoa học, có lẽ do hiểu lầm. Cho đến một ngày nọ, tôi nghe tin rằng có người phát hiện xác của lão ngư dân năm xưa trên một ngọn đồi nhỏ các làng chừng vài cây số. Tôi thầm mừng cho lão vì có lẽ oan khuất của lão đã được giải thì phát hiện bên cạnh lão có một bức di chúc viết rằng: “Gia đình tôi có hai anh em sinh đôi, tôi có một người vợ và sáu đứa con sinh sống ở đây đã lâu lắm rồi, còn đứa em của tôi cùng vợ nó đã bị chết ở chiến trường Việt Bắc đã lâu lắm rồi. Hiện giờ tôi có một gia tài lớn mà không có ai để trao lại nên xin giao hết cho trại trẻ mồ côi địa phương. Nơi cất giấu nó ở…”. Tôi đọc xong di chúc cùng ông trưởng làng, cả hai cùng đứng lặng người, nhìn nhau, mồ hôi toát ra. Và bí ẩn về lão ngư dân vẫn chưa kết thúc… [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hiền tài và hiền thục[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hà Khánh Linh[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Đàn ông tích khí là ngọc, đàn bà tích khí là tặc. Cha nói với mẹ như thế về cô, rồi khen cô suốt một đời trinh bạch, mà vẫn giữ được nết hạnh đoan trang, hiền hòa, dịu dàng và vui vẻ, chứ không khó tính như những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự. Còn mẹ thì lúc nào cũng tiếc cô nhan sắc mặn mà… Điều nầy thì bạn gái tôi còn chính xác hơn, cứ so bì da mặt mình không được trắng mịn như cô, cần cổ và đôi cánh tay trần không nõn nà bằng cô… Giờ đây cha tôi quyền huynh thế phụ đi tìm chồng cho em gái. Nói như thế cũng không quá, bởi một ông già 75 tuổi cất công đi từ Huế vô Sài Gòn để coi mặt người yêu của em gái mình thì gọi sao cho đặng? Mặc dầu cô cho biết chú ấy hẹn mùa xuân sẽ trở lại thăm Huế, muộn nhất là vào dịp Huế long trọng kỷ niệm ba mươi lăm năm Huế được hoàn toàn giải phóng. Nhưng cha tôi không đợi được tới lúc đó. Mùa đông cha đi Sài Gòn với cô một tuần rồi về, cha với mẹ thảo luận với nhau nhiều lắm. Anh trai và chị gái tôi đã có gia đình, đều ra ở riêng, chỉ mình tôi được ở cùng cha mẹ nên rõ chuyện hơn. Tôi hỏi: - Cha thấy chú ấy thế nào? Tình cảm của cô chú ra sao? Ý của cha sao? Cha trả lời tôi mà không nhìn tôi, không nhìn mẹ, mắt cha trở nên xa xăm ưu tư: - Tư cách, đạo đức và trình độ thì khỏi phải bàn. Cả ngoại hình nữa, cô nhà mình với chú ấy thật đẹp đôi! Tình cảm của hai người cũng đã rõ. Cha chỉ sợ cô khổ… Cô và chú gặp rồi yêu nhau trong phong trào đấu tranh của sinh viên các đô thị miền Nam giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau đó vì yêu cầu nên mỗi người đều thoát ly gia đình, tham gia cách mạng và đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng. Họ bặt tin nhau từ đó. Sau giải phóng họ đi tìm nhau mãi mà không gặp. Rồi người nầy hiểu rằng người kia không còn nữa. Cô tôi cứ ở vậy, khước từ tất cả mọi lời cầu hôn. Còn chú ấy nghe nói gần cuối thập niên 80 mới có một gia đình, nhưng không hạnh phúc. Nghe nói chú tình cờ gặp một cô gái hoang thai đang có ý định tự tử. Chú khuyên nhủ cô gái rồi đem cô về nhà. Khi mẹ tròn con vuông, người mẹ bất đắc dĩ nầy bỏ đi. Chú - người cựu chiến binh - con gà trống vụng về luống cuống nuôi con của người khác với tấm lòng nhân ái. Còn người đàn bà khi đã chán chê với những cuộc tình trăng gió, sực nhớ tới con, và nhớ người đàn ông tốt bụng, chị ta lại quay về sống chung một thời gian, rồi sinh đứa con thứ hai cũng là gái. Khi con vừa chập chững biết đi biết nói chị lại ra đi. Lần thứ ba chị ta trở về sống chung lâu hơn, khi con lên ba tuổi chị ta mới lại ra đi. Lần nầy là con trai. Nghe nói chú mừng lắm. Như vậy là có nếp có tẻ. Bạn bè bà con luôn nặng lời chê trách chú cả đời nuôi con của người khác! Cả đời nai lưng làm chuồng cho con ngựa cái vào ra xoành xoạch!... Để nuôi các con chú làm bất cứ việc gì người ta thuê mướn. Từ dịch thuật cho đến chạy xe ôm, bốc vác hàng ở cảng… Trẻ con nào cũng cần được nuôi lớn chứ! Các cháu không may có một người mẹ như thế, thì người làm cha phải cáng đáng tất cả, phải bù đắp cả vai trò của người mẹ nữa! Chú nói vậy với mọi người, và các con rất mực yêu thương người cha tuyệt vời nầy. - Lâu nay mẹ có về thăm các cháu không? - Cha tôi hỏi cậu út đã lên mười. - Đây là chỗ của mấy bố con cháu. Mẹ cháu đã có người khác và ở chỗ khác rồi… - Chúng cháu không có mẹ! Cô con gái lớn tiếp lời cậu út đáp trả cha tôi. - Vậy đó, bây giờ cha để tùy cô của con quyết định… Cha tôi nói và mắt rưng rưng. Đã từ lâu chuyện chồng con của cô tưởng như không bao giờ bàn tới nữa, kể từ khi cô khước từ lời cầu hôn của Hoàng giáo sư - người bạn thân quý của cha tôi - cách đây đã nhiều năm, giờ đây điều đó trở nên thời sự nóng hổi trong nhà. Cái khó là cô nhà mình yêu chú ấy! Vì tình yêu đó mà cô ở trinh suốt một đời. Bây giờ gặp lại nhau bóng xế chiều tà, mà hoàn cảnh chú ấy như thế… Nhưng với những người có điều kiện thuận lợi hơn như Hoàng giáo sư thì cô lại không ưng. Thế mới oái ăm! Cho hay cái “nạn” tình nó không chừa một ai, ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Khi cả nhà có mặt đông đủ, cha nói với mẹ: - Như vậy là chú ấy đã nhận được giấy mời của Ban tổ chức về dự lễ kỷ niệm ba mươi lăm năm giải phóng Thừa Thiên Huế. Dịp đó thật vui. Chúng ta nên tác thành cho cô chú luôn. Nói rồi cha bảo mẹ lo chuẩn bị một bữa tiệc tươm tất để mừng ngày thành hôn của cô. Cả nhà vui lắm. Mẹ một tay quán xuyến lên chương trình tiệc lễ, một mặt lẳng lặng sắm sửa tỉ mẩn cho cô: đôi gối thêu, bộ chăn nệm mới, giường mùng mới… Mẹ không ồn ào phô trương, nhưng thật chăm chút ý nhị… Như thể cô không thuần túy là em chồng, mà như là em gái, con gái cưng của mẹ vậy. Nói thế thôi chứ con gái mẹ - chị cả tôi - đi lấy chồng thì mọi việc ấy đã có nhà chồng lo. Còn với cô tôi, cha tôi muốn tự mình lo cho em gái. Rồi ngày vui đến. Lễ tiệc long trọng và ấm cúng. Dự kiến ban đầu chỉ trong gia tộc thôi, nhưng sẵn dịp bạn chiến đấu cũ của cô chú về Huế dự lễ, nên cha tôi mời luôn. Thành ra hôn trường chật ních. Cha tôi đã xúc động không cầm được nước mắt trong vai trò chủ lễ. Sống với nhau một tuần rồi cô dẫn chú đến chào bà con, bạn hữu, để chú trở lại Sài Gòn như kế hoạch, là từ nay thỉnh thoảng chú ra Huế hoặc cô vô Sài Gòn. Tôi đi học về đói bụng, chạy xuống bếp thấy chị cả đang cùng với mẹ xào nấu món gì thơm nức. Chị cả nhìn mẹ nói: - …Ôi! Thật tội nghiệp cho cô! Tội nghiệp cho cả hai người!... Những câu úp mở như thế giữa mẹ với chị cả ám ảnh tôi. Mấy hôm sau tôi tìm hiểu thì được biết: chồng cô tuy bên ngoài đẹp trai lành lặn vậy, nhưng đã từng bị thương mất cái “của quý” của đàn ông! Tôi bàng hoàng nhớ lại trước đây tôi đã từng được đọc một truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương có một nhân vật lâm vào hoàn cảnh như chồng của cô tôi hiện nay. Tôi còn nhớ đến thuộc lòng những câu văn như cứa siết vào tâm hồn người đọc khi tác giả hóa thân vào nhân vật - người đàn ông trở về sau chiến tranh: …Những trận cuồng phong, những cơn bão biển, nạn đại hồng thủy, động đất và núi lửa, sự công phá của bom hạt nhân... Tất cả những cái đó có thấm tháp gì, có đáng kể gì so với sự gào thét cuồng nộ của bản thân anh? Sự đau đớn nung đốt thường xuyên, sự dằng xé dữ dội khốc liệt, lúc âm ỉ, lúc bộc phát… Bằng tất cả các trận cuồng nộ của đất trời cộng lại, bằng tất cả sự tàn phá của các hệ bom hạt nhân cộng lại… Ở một chỗ khác, tâm tư nhân vật tiếp tục gào thét: Nếu những hoạn quan ngày xưa chỉ bị cắt bỏ tiệt phần cội rễ của mọi niềm đam mê khao khát và di truyền nòi giống, còn chừa lại bộ phận làm chức năng bài tiết, thì ở anh giờ đây ngược lại. Cũng đồng cảnh ngộ tàn phế, nhưng so với tình trạng của anh hiện nay, thì sự tàn phế của các hoạn quan nó êm ái dịu dàng và dễ chịu biết bao! Những trận cuồng phong, những cơn bão biển, nạn đại hồng thủy, động đất và núi lửa, sự công phá của bom hạt nhân… Tất cả những cái đó có thấm tháp gì so với… Đúng, tất cả những cái đó có thấm tháp gì so với sự cuồng nộ của bản thân người bị tàn phế như kiểu chồng cô tôi! Khi yêu người nữ chỉ muốn dâng tặng cái quý giá nhất của đời con gái cho người mình yêu, vậy nên trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào họ cũng quyết tâm gìn vàng giữ ngọc… Nhưng giờ đây, sau tuần trăng mật bên người chồng vô vàn yêu quý, cô tôi vẫn còn nguyên vẹn! Đàn ông tích khí là ngọc. Đàn bà tích khí là tặc. Hình như cái nội lực giúp cô gìn vàng giữ ngọc ngày xưa, bây giờ nó đang giúp cô thắng vượt được chính mình. Cô như chấp chới hụt hẫng mấy hôm đầu, rồi dần trở lại ung dung hòa nhã như xưa. Cha nói với cả nhà khi vắng mặt cô: - Người xưa bảo hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Thực ra hiền thục cũng là nguyên khí của quốc gia. Tôi hiểu cha tôi đánh giá cao sự thủ tiết chờ người yêu gần ngót nửa thế kỷ của cô. Cũng qua câu chuyện của cha, tôi được biết cô chú đang sắp đặt đưa cô con gái thứ hai của chú từ Sài Gòn ra Huế ở với cô để đi học. - Thế cũng tốt! Cha tôi nói - Rồi cô của các con sẽ có con gái, con trai, về sau sẽ có dâu, có rể… Không có phúc nầy thì con người ta ở đời sẽ hưởng được phúc khác chứ! Dễ gì mấy ai làm được như cô?[/FONT]
thơ thẩn..thẩn thơ... TRÁI TIM MÌNH ***** Dù trái tim có muôn ngàn mảnh vụn Những vầng thơ vẫn bay bổng không gian Vẫn tha thiết hòa đồng trong cuộc sống Vẫn vui cười lành mạnh mãi yêu đời Ta hãy sống bằng tấm lòng nhân ái trái tim mình sẽ dịu bớt niềm đau Vui với thơ cho đời mãi thanh tao Để cuộc sống vang tiếng cười rộn rã... LệGiang
TÌNH NGƯỜI ***** Ai đo được chiều cao lý tưởng Để hiểu lòng bè bạn một chiều sâu Ly công hầu trên bàn ta vứt xuống Chén ân tình cứ vứt mãi chưa vơi vầng trăng khuyết ta đem làm lưỡi hái Để gặt rơi chén đen bạc tình đời Chôn rã mục dưới mồ hoang mãi mãi Đất phù sa cây nhân nghĩa đâm chồi Áo lãng tử thủy triều dâng mộng ước Vòng hoa đời thay thế nổi lầm than Ta góp nhặt đầu đường nơi xó chợ Mảnh đời nghèo kết hợp lại thành thơ Ta đứng ngấm điện lầu cao sáng rở Gót giày mòn lạc lỏng bước trong mơ Ta chào ngươi tình đời cao đẹp lắm Ngẩng đầu lên không thẹn kiếp nhân sinh... L.G.s.t
CỔ TÍCH BUỒN &&& Cho tôi làm chiếc lá Bấp bênh dòng sông trôi Rong nổi buồn nghiệp ngã TRên môi người xa xôi Cho tôi làm mưa khuya Bay mù qua phố vắng Trĩu giọt buồn trống vắng Trên tóc người sầu chia cho tôi làm bóng tối Để thấy mình tội lỗi Cho tôi làm nắng hạ Say chút tình hoa lá Lạc trong hồn cỏ cây ngủ vùi trong gổ đá Cho tôi làm chim chích Một sớm mai tịch mịch Rủ theo đời bơ vơ Trên cánh buồm cổ tích... L.G.s.t .
thẩn thơ! TÔI LÀ KHÁCH &&& Tôi là khách lữ hành nơi quán trọ! Không tiền tài không địa vị cao sang Nếu có chăng một khoảng trời thênh thang Để khắc họa một vầng thơ lả lướt Bạn bè tôi là trăng sao mây nước! Là mưa ngàn là nắng nhạt hoàng hôn Là tiếng chim ...là tiếng sáo véo von! Là nắng ấm sáng bình minh sương lấp lánh. Bạn bè tôi mỗi người có một tánh Tuy rất gần nhưng cũng rất xa xôi ..Và...có khi tôi nhìn áng mây trôi Hỏi..là ai đó..là bạn thân tôi đó! Nếu ..giả một mai tôi xa rời quán trọ Thì đâu còn những hình ảnh thân thương! Nhìn ánh trăng soi bóng ở dặm trường Tôi sẽ... hồi tưởng lại dư âm ngày xưa đó! LệGiang.
“Anh đã nhiều lần muốn nói với em và cũng đã nhiều lần nói nhưng chắc em không nhớ. Nếu cuộc đời này không có em, anh khó mà sống nổi, rất khó sống lắm em à! Anh yêu em ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy em, yêu cả những lần em khóc, yêu nụ cười, yêu cái cách em hay hờn dỗi, yêu tất cả những điều thuộc về em, cho dù với mọi người là gàn dở. Anh cũng hiểu rằng, người đàn ông em yêu không phải anh, chỉ là anh cố tình lảng tránh, cố tình tự huyễn hoặc mình thôi. Đừng hỏi anh vì sao anh biết, anh không đọc nhật kí của em, cũng không gặng hỏi ai hết. Nhưng trong ánh mắt em, anh hiểu... Tha lỗi cho anh vì đã yêu em nhiều đến thế, đã ôm em chặt đến mức làm em khó chịu. Anh trả lại tự do cho em. Hãy chọn những gì làm em hạnh phúc. Nếu còn yêu người đàn ông ấy, hãy tìm đến người ta, hãy để người ta biết em yêu người ta như thế nào. Yêu em cho dù em người đàn ông em yêu không phải anh”.
hãy rộng mở tấm lòng sẽ thấy Tâm hồn mình thanh thản! TRÁI TIM RỘNG MỞ &&& Ta trót yêu và ta đã thú tội Để mà chi!...khi biết chẳng có chi! Gạt gẩm lòng theo luyến ái mê si Bước lầm lạc cũng bắt đầu từ đó. Mình trót yêu đâu nghĩ mình sai quấy Trái tim thề không gian dối một câu Ta đam mê ôm ấp buổi ban đầu Nhưng lo sợ tạ từ giây phút cuối... Con tim nhỏ đã bao lần hấp hối Yêu thương chi ân ái để mà chi! Tình yêu kia kết cuộc sẽ là gì? Đường sinh tử mỗi người một lối Với tình yêu thật ra không có tội! Nhưng yêu rồi thêm nặng nợ ba sinh. Ràng buộc ai và giam cả đời mình Rồi đau khổ triền miên vĩnh kiếp! Tình yêu đó ai ơi đừng nối tiếp Yêu để mà chi đày đọa nhau thêm Ái tình Ư!đâu chỉ ngọt và êm! Sẽ còn vị đắng buộc ràng và hệ lụy. Tình yêu ấy chỉ bận tâm và rối trí Là đam mê ích kỷ ngu si! Ta hãy yêu đúng nghĩa Từ Bi Yêu ai cũng thế và nhân sinh cũng thế! LệGiang.
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Gọi tên kỷ niệm[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Thu Trang[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa học cuối. Những gì còn và mất, chúng tôi ghi vào lưu bút. Bọn con gái bảo: "Mày viết hay, cho bọn tao mấy dòng!" Tôi sợ rằng , khi viết ra những điều hay ho mình sẽ đánh mất con người và tình cảm thật. Giữa tiết Văn, tôi lấy lưu bút của Nga ra, nghĩ mãi vẫn không thoát khỏi việc nhắc lại hiềm khích giữa hai đứa mà kết thúc là sự hối tiếc vì đã không hiểu nhau . Nga xinh nhất lớp, còn tôi học giỏi nhất. Cô giáo yêu mỗi đứa theo cách riêng. Cô hay khen Nga, lắm lúc cường điệu đến phát ngượng. Tôi thì thường xuyên bị chỉ trích, mỉa mai . Nỗi ghen ghét ngầm ủ trong lòng làm tôi lớn và chững chạc ra . Khi ấy, tôi hiểu "Thành đạt có cái giá của nó ". Hoàng thông báo rằng sắp sang Đức. Nói từ đầu năm nhưng đến Tết vẫn thấy ở chỗ cũ. "Yên trí, trước sau tôi cũng đi, không cần khó chịu như thế!". Hoàng thuộc loại "cá biệt", nghịch vung trời nhưng có nhiều bạn gái. "Vì nó đẹp trai" - Nga khinh khỉnh thừa nhận. Sinh nhật tôi, hai sáu tháng ba, Hoàng khệ nệ bê tới một thùng giấy to. "Tưởng không biết?" - "Xời, ai vô tình như bà!". Lũ con gái ở lớp khen "đôi môi bổ" của Hoàng. Tôi chẳng biết "môi bổ" là gì nhưng cũng phải công nhận hắn có nụ cười kiêu bạc và hấp dẫn. Tuy vậy, hắn vẫn là "phần tử" có vấn đề. Chừng nào chưa rời khỏi lớp, hắn vẫn đủ thời gian và năng lực tạo ra những "xì-căngđdan" động trời. Nhờ Hoàng , lớp tôi nổi tiếng, được đưa lên đặc san của trường với tư cách một "chân dung đen". Chưa ai ghét Hoàng như tôi và hâm mộ Hoàng như Nga. Điều đó đủ làm cho hai đứa con gái vốn phức tạp và cùng danh tiếng mâu thuẫn với nhau . Nga đăng ký thi Học Sinh Thanh Lịch. "Nó đẹp thật nhưng hơi ngốc nghếch!". Hoàng đem lời tôi nói lại cho Nga. Tôi ấm ức trong bụng mà ngoài mặt vẫn phải xởi lởi. Sắc đẹp bao giờ cũng thắng. "Nga xinh nhất trường mình, hiển nhiên là như thế!" - một vị trong Ban giám khảo vốn đương chức Bí thư Đoàn trường phát biểu. Ai chẳng biết, "vị ấy" đeo theo Nga như hình với bóng. Ngày thi, chúng tôi đến từ sớm, chiếm hết chỗ ở gần sân khấu. Chẳng gì Nga cũng là đại diện cho cả một tập thể. Mọi người vây quanh săn sóc Nga, tôi chỉ nói được mỗi câu: "Chú ý phần ứng xử !" Nga gật đầu và tự tin. Giây phút ấy, sự ích kỷ trở nên tầm thường và nhỏ nhen. Tôi ngộp thở giữa dòng người, hoa xô bồ, ồn ã. Dây cườm trên áo Nga bắt đèn sáng lóng lánh. Trong đầu tôi có thằng người tranh cãi nhau, một muốn Nga thành công, một muốn Nga thất bại. Dù thế nào đi nữa tôi cũng chẳng bị ảnh hưởng gì, biết đâu lại khiến nó phải nể phục. Và tôi thấy Nga run run rút tờ giấy màu đỏ. Câu hỏi cho sự thông minh và lòng nhân ái. "Nếu bạn trai của em bị kẻ xấu lôi kéo thành hư hỏng, em nghĩ thế nào?" - "Các cụ ta dạy rằng: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em sẽ cắt đứt mối liên hệ với bạn ấy !". Sân trường ồ lên, anh Bí thư đoàn nhăn trán. Hoàng ôm bó hoa đứng bên cánh gà khe khẽ lùi lại sau, nửa mặt lấp trong bóng tối. Sương bắt đầu xuống làm âm ẩm mí mắt. Đám đông xô dạt tôi về mãi cuối sân, nơi những chiếc ghế gãy vứt lổng chổng và giấy kẹo, vỏ hạt dưa lăn lóc, lạo xạo cuốn theo gió. Đêm đăng quang của kẻ khác, lớp tôi lủi thủi ra về, tự an ủi rằng tại "số" Nga không may. Hình như Hoàng ở lại cuối cùng. Lúc nào nó cũng muốn tỏ cho mọi người thấy mình là kẻ "cá biệt". Hoàng chưa kịp sang Đức thì Sang chuyển vào lớp. Nghe đâu Sang bị đuổi khỏi trường cũ vì hay đánh lộn. Đầu trọc lóc, mặt già câng và đen nhẻm, Sang khiến người khác rùng mình không dám nhìn thẳng. Nó chơi nguyên bộ bò bạc phếch tới lớp, tự tiện ngồi bàn hai, thỉnh thoảng quay xuống ngó Nga chằm chằm. Những lúc ấy, Nga thật đáng thương, nó xanh xao, tái nhợt như chiếc lá, vội vàng úp mặt vào lòng bàn tay. Cả lớp phẫn nộ. Sang hầu như không học hành, ghi chep' gì. Nó cắt giấy viết thành mẫu nhỏ, gắn vào lưng những đứa ngồi trước bằng băng keo. Quân "cận" đã vô tình đeo dòng chữ: "Bốn đít chai, mười hai ốp" lên bảng. Dưới lớp vừa buồn cười, vừa thương. Tù Hiếu thì "tự quảng cáo" cho mình rằng: "Không tắm, sạch lâu, một tuần dày ghét". Chỉ có Nga là Sang chưa đụng tới và Nga có vẻ hãnh diện về điều đó. Hoàng đã mất vị trí "cá biệt", cũng dần lu mờ trước những trò nghịch lố lăng, quái ác của Sang. Dường như Hoàng buồn mà dường như nó lại thanh thản hơn. Ít nói, chỉnh chu và nghiêm túc. Hoàng làm tôi ngạc nhiên. Thỉnh thoảng đùa vài câu, nó cười hiền lành, chẳng thèm ăn miếng trả miếng. Chắc hẳn khi mười tám tuổi, con người mới bắt đầu nhìn ra xung quanh để tự điều chỉnh mình, bớt ích kỷ và biết sống cho đồng loại. Sang mang ra lớp một chú mèo con có bộ lông vàng mượt. Mọi người xúm lại, tiên đoán những trò nghịch quái gở sắp diễn ra" Tao đảm bảo con mèo tội nghiệp sẽ là vật hiến tế!". "Chắc gì, chẳng lẽ Sang ác thế ?". "Để rồi xem, thằng này gần mất hết tính người rồi!". Chú mèo cuộn mình trong chiếc hộp nhỏ dán giấy bóng kính. Tôi lại nhớ gói quà mừng sinh nhật to tướng của Hoàng. Tuy bự thật nhưng nhẹ bổng bởi vì nó chứa đủ các loại bỏng, bỏng nếp, bỏng tẻ, kẹo bông, bim bim. Và tôi nhớ Nga đã bĩu môi dè bỉu : "Sinh nhật mà tặng bỏng, rẻ tiền quá !". May mà Hoàng không nghe thấy, còn tôi hối hận vì đã mời Nga . Một tấm thiệp, hay một lời chúc đối với tôi đủ làm nên hạnh phúc cũng như sự ấm áp của tình bè bạn. Sang nắm cổ giơ con mèo lên cao. Những tiếng "meo meo" non nớt, chới với thu hút ánh mắt mọi ngườị Sang phá lên cười đắc ý, giữ lấy một đầu sợi dây cao su, đầu kia nối vào xích cổ mèo. Sợi chun phát huy tác dụng co giãn, ngăn cản không cho con vật được chạy nhảy tự do. Nó giương đôi mắt bé xíu màu xanh xám van lơn, run nhè nhẹ giữa đám người hiếu kỳ nhộn nhạo xung quanh. Tôi choáng váng nuốt khan, thoáng thấy khuôn mặt tái nhợt của Nga . Sang hú dài khiến con mèo cuống chân lao ra cửa . Và Sang buông sợi dây . Những gì còn lại, sau chúng bạn kể cho tôi . Tiếng kêu thảm thiết của chú mèo con, một bên mắt - hứng sức bật của sợi chun - đổ máu, Hoàng bật dậy, giáng một cái tát nảy lửa vào mặt Sang... Bàn ghế xô ầm ầm và lũ con gái thút thít khóc. Nga biến đi đâu mất, trên mặt bàn chỗ nó ngồi vương vài sợi tóc dài ươn ướt. Cổ họng tôi khát cháy, hình như có ngọn lửa bỏng rát chạy ngang trái tim. Mọi thứ vỡ òa ra trong nỗi đau vô hình, không thể gọi tên. Sang vắng mặt ba ngày liền. Cô giáo thông báo rằng nó đã chuyển trường. Chẳng hiểu những chuyến viễn du của Sang bao giờ mới kết thúc và ai còn phải hứng chịu những trò mạo hiểm, khác đời. Sang luôn muốn thế, "để tạo ấn tượng với thế giới xung quanh" - như lời Hoàng. "Bọn mình là con trai mà!" - "Con trai thì có thể quậy phá vung trời hay sao?" - "Tất nhiên là không !". Trước khi xuất cảnh, Hoàng và tôi để dành hai giờ cho một cuộc tranh luận chưa ngã ngũ. "Sẽ tiếp tục qua thư!" - Hoàng tạm biệt, mắt nó buồn vô hạn, "con người tình cảm" bảo tôi hãy khóc nhưng "con người lý trí" ngăn lại . Đôi khi, tôi không dám sống thật với mình, bao buồn vui sướng khổ của cuộc đời bình dị . Hoàng tặng tôi một cuốn sách. Trong ấy có những câu danh ngôn về viết văn. "Hình như đây là cử chỉ tinh tế đầu tiên của cậu?" - "Có thể lắm!". Tôi chẳng tặng gì Hoàng bởi nghĩ rằng con gái làm thế thật kỳ cục. Khi chiếc máy bay rời đường băng, tôi đột nhiên hối tiếc. Một con người "cá biệt" - theo nghĩa tiêu cực của nó - khiến tôi suy nghĩ. Trong hành trình tự khẳng định mình, Hoàng đã bao lần "ngã ngựa" vì không đủ bản lĩnh. Nó tìm con đường khác để giải tỏa khát vọng. Nhưng rút cục, vẫn cứ thất bại. Sang cũng thế, thỉnh thoảng tôi chạm mặt trên phố, chưa thôi ngông nghênh và khờ dại trong hình hài một chàng khổng lồ. Tôi khác họ, tôi muốn làm người bình thường, lấy những giấc mơ đẹp nuôi dưỡng khát vọng, còn bản thân - sống và lớn cùng hoa lá tự nhiên...[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Gởi một người[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hoài Khơi[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Thân yêu ạ! Bạn có biết tôi yêu bạn đến nhường nào không? Giá như ngày ấy số phận đừng để tôi gặp bạn thì có lẽ tôi đã không phải đau khổ như thế này. Thật ngốc khi tôi cứ phải đơn phương yêu bạn, để rồi âm thầm nuốt những giọt đắng vào lòng. Người ta vẫn thường bảo “Hạnh phúc nhất của một đời người đó là yêu và được yêu”. Còn tôi yêu mà chẳng được gì ngoài nỗi buồn mòn mõi dường như tuyệt vọng. Có lẽ bạn chẳng bao giờ có thể yêu tôi thậm chí tên tôi còn không được lưu giữ trong bộ nhớ của bạn nói gì đến hai chữ “tình yêu”. Tôi tự nhủ lòng rằng: không biết bạn còn nhớ những năm học cấp ba không? Ngày ấy, tôi và bạn đã có những kỷ niệm thật đẹp mà tôi đã không thể nào quên nhưng chắc đã nhạt nhòa trong bạn vì nó quá đỗi bình thường. Làm sao tôi có thể quên được những buổi học nhóm vào mỗi chiều thứ bảy, cùng với những trò đùa nghịch quá đỗi vô tư, làm sao tôi có thể quên được ánh mắt đắm đuối ngày nào và cả nụ cười trong trẻo xưa kia. Ngày ấy, tôi đã ngộ nhận rằng bạn yêu tôi cơ nay! Nếu không, sao bạn lại trao cho tôi một bông hồng cùng tấm thiệp với lời lẽ thân thương đến vậy? Lúc đó tôi cứ ngỡ rằng: Tôi là người hạnh phúc nhất thế gian này vì được bạn ưu ái, nhưng đến khi tôi nói lời yêu bạn thì bạn lại nở nụ cười cao ngạo “Mình chỉ xem K. là bạn”. Lúc dó bạn có biết tâm trạng của kẻ bị khước từ tình yêu như thế nào không? Mà bạn có lẽ chẳng bao giờ biết được đâu nhỉ? Bởi đã bao giờ bạn thất bại đâu, một người luôn may mắn và thành công như bạn thì làm sao biết đến hai chữ “ khổ đau”. Đau đớn và hổ thẹn, tôi chỉ còn biết chạy ra khỏi lớp và khóc, khóc cho sự ngốc nghếch cả nỗi bẽ bàng ẩn hiện chua xót. Lúc đó sao tôi lại ngốc nghếch, hồ đồ như vậy cơ chứ. Tôi là ai? Một đứa con gái quá đỗi bình thường và bướng bỉnh thì sao bạn có thể “yêu” tôi được, trong khi xung quanh bạn có bao người con gái xinh đẹp sẵng sàng làm tất cả vì bạn. Đã bốn năm trôi qua, tôi cứ ngỡ rằng thời gian sẽ xoa dịu nỗi đau nhưng tôi không ngờ chính thời gian lại làm cho nỗi đau tồn tại. Có phải tôi yêu bạn quá đỗi mất rồi?! Tôi luôn tự hỏi, tại sao tôi lại yêu bạn như vậy? Tại sao? Tại sao tôi lại yêu bạn trong khi tôi biết tôi không đủ sức níu giữ bạn cho riêng mình. Tôi tự trách mình thật nhiều vì dã không quên bạn. Tại sao tôi cứ làm băng hoại tâm hồn của mình, bắt nó phải quằn quại đau đớn đến tội nghiệp. Tôi đã đánh mất bản ngã của mình, đâu rồi cô bé vô tư thuở nào. Bây giờ tôi biết tìm lại con người ấy nơi đâu? Tôi không còn là tôi của ngày xưa nữa rồi bạn ạ ! Hy vọng thời gian sẽ giúp tôi quên đi tất cả (cả những kỷ niệm ít ỏi ngày nào). Dầu sao tôi cũng luôn chúc bạn luôn được hạnh phúc bên người con gái đó! Giá mà tôi có thể níu giữ trái tim kia cho riêng mình nhỉ. [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Họ là con gái[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Lê Xuân Hoa[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nó nắm chặt tay nhỏ bạn, cố gắng nở nụ cười thật tươi để chen lấn qua một đống người. Quán cà phê sinh viên tối thứ bảy có khác – đông đúc, ồn ào. Tất cả mọi thứ đều mờ mịt trong khói thuốc lá, chìm nghỉm giữa một mớ âm thanh hỗn tạp. Nó đưa mắt nhìn khắp căn phòng không thể kiếm đâu ra một khoảng trống đẻ có thể tìm ra một chỗ ngồi. Nhỏ bạn kéo tay nó và hất mắt về phía ban công: - A! Tao thấy có người quen ngoài kia đấy! Nó nhướng mắt. Chịu - chẳng thể nhận ra ai ngoài mấy cánh tay đang giơ lên cao vẫy vẫy. Thôi thì đành “bay” vào vậy, kiếm được chỗ ngồi là tốt rồi. Nó nhủ thầm và lại xông xáo bước theo chân nhỏ bạn vượt qua một dãy bàn chật ních… Cầm chiếc thìa trong tay, nó lơ đãng khuấy đều. Phải nói rằng nước quất mặn ở đay là món nó thích nhất. Chỉ cần nói đến cài vị ngọt ngọt, chua chua, mặn mặn lại chơi chát một chút lá đã phát thèm. Nó vẫn thường hay gọi đúa đây là “ly nứơc cuộ đời…” - Đây là Thảo học cùng lớp với tớ. Nó giật mình dáo dác quay sang xung quanh rồi tự cười thầm trong bụng. Đúng là “Có tật giật mình”, mà cái Hằng cũng thật buồn cười, không dưng lạ đá vào chân nó cứ như đây là giờ học toán không bằng. Cái màn giới thiệu cũ rích này quan trọng hoá làm gì cho mệt. Cũng may là nó chưa đứng lên và cúi đầu lễ phép “Thưa thầy! Thầy hỏi gì ạ?”. Nó bực bội cố xoay chàng lính thủy quay mặt lại với cô thôn nữ. Đôi chút chít này liên tục gây cho nó sự phiền nhiễu. Chúng không bao giờ tuân thủ theo sự sắp đặt của nó cả, lúc nào cũng quay lộn xộn chẳng có thứ tự gì hết. - Thảo này, có lẽ tao yêu mất rồi. - Yêu cái gì cơ? – Nó ngạc nhiên quay lại hỏi. Bạn của nó đang tư lự chống tay ngang cằm. - Mày làm sao mà hiểu được tình yêu cơ chứ. Suốt ngày lọ mọ với một đống đồ chơi. Tao sợ mày cũng trống rỗng như cô thôn nữ của mày lắm. Nó nhún vai ra dáng bất cần. Yêu với chả đương. Khi người ta 18 tuổi như nó, nguời ta sống bằng những hoài bão, ước mơ chứ không bằng tình yêu kiểu bọ xít. - Mà mày thấy Minh thế nào? “Thế nào ư?”. Nó lẩm bẩm trong miệng. Từ sau lần gặp nhau trong quán sinh viên, tụi nó có đi chơi ba bốn lần với nhau. Đấy là anh chàng biết hạ giọng thì thầm bản tình ca bất hủ “Still loving you” hay biết cách rút khăn mùi xoa khi nó xơi xong ba que liền một lúc. - Đôi lúc mắt Minh gặp mắt tao. Nó cứ thế nào ấy Thảo ạ. Tao thấy người mình cứ run bắn lên. - Thế à? – Nó hờ hững hỏi lại - Chỉ có nhìn mà đã được gọi là tình yêu ư? Vậy giải thích sao đây khi thỉnh thoảng mắt nó và Minh cũng gặp nhau? Vớ vẩn thật. Nếu vậy thì nó đã có nhiều mối tình rồi. Bất cứ lúc nào nó chẳng có thể nhìn sâu vào mắt một thằng cha nào đấy. - Mày cứ nghĩ cái gì thế? Nói chuyện với mày chán chết y như người mất hồn - Hằng đứng lên giận dỗi bỏ về. Nó cũng chẳng thèm đuổi theo làm gì. Đúng là đồ trẻ con. “Một …hai…ba”. Lại là nó đang kiên nhẫn đếm từng chú kiến đang chăm chỉ chạy đi chạy lại trên bờ tường. Sống trong những ngày này quả là khó chịu. Ngày nào cũng như ngày nào lặp lại như nhau, trùng khít lên nhau trong cái vòng luẩn quẩn: Học – ăn - ngủ. Nó đứng lên bĩu môi, vứt que tăm xuống đường giao thông của lũ kiến và quay vào nhà. Bạn nó đã đến từ lúc nào. Hằng tựa lưng vào tường nhìn nó – cái nhìn đầy thất vọng. - Tao không hiểu nổi mày Thảo ạ! Nó nhếch miệng lẩm bẩm “Việc ấy cũng không cần thiết lắm”. - Mày lẩn thẩn như một bà cụ non nhưng lại tha về nhà một đống chơi của trẻ lên ba để làm bạn. Mày luôn bay bổng trong mớ hoài vọng rắc rối. Mày hãy cứ sống thật với chính mình đi. Hãy yêu – hãy tin – hãy thất vọng và hãy đau khổ, rồi mày sẽ biết thế nào là hạnh phúc. Nó ơ hờ gật đầu. Cũng có thể là Hằng nói đúng. Nó luôn chế nhạo tình kiểu bọ xít của bạn bè nhưng nó lại thèm sự quan tâm đến từng cái hắt hơi của Minh đối với Hằng. Nó ghét cái õng ẹo, làm duyên, làm dáng của các cô gái nhưng nó lại muốn có cái nhìn đầy khích lệ, thương yêu của các chành trai. Nó cười vào sự theo đuổi lẵng nhẵng của cái đuôi nhưng lại run sợ khi phải đạp xe một mình trên đường phố. Phải đối diện với chính mình, với cái cô đơn đang dày vò. Nó là thế đấy. Luôn ra vẻ đang ngẩng cao đầu đầy kiêu hãng nhưng thật ra lại đang bồn chồn mong ngóng một nửa còn lại của chính mình. Cũng có thể là một cái gì đầy mâu thuẫn nhưng tất cả đều không có gì đáng lo ngại lắm, bởi vì nó là con gái. Và con gái thì được quyền kiêu hãnh chứ gì? Có lẽ ngày mai hoặc ngày kia trên đường phố bạn sẽ gặp một cô gái đang hùng hồn tuyên bố giữa đám bạn bè “Tôi khôn thèm yêu” hay “Tôi không thèm lấy chồng”, hoặc những câu đại loại như thế thì bạn hãy cứ tin chắc rằng đấy chính là những người đang chờ đợi tình yêu nhất. Mà biết đâu người đấy chính là nó, là tôi hoặc là bạn?[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hạnh phúc[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hoàng Ngân[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nhạc hiệu của đài vang lên. Năm giờ. Cả dãy phòng xôn xao lạ... À! Phải rồi, hôm nay là chủ nhật. Gấp gáp gì, ngủ cho đã, ngày của ta làm chủ mà. Nhỏ Hồng “nướng” dữ ha... chắc tối qua nó khóc nhiều. Tình yêu thật là... Ủa, nhỏ Thúy lùn đi đâu rồi cà, giường trên trống trơn hè. À... đi lễ nhà thờ ấy mà. - Lạy Chúa! Chúa hãy giữ mãi mối tình thiêng liêng ấy. - Ê, Lan ơi, cho mượn cái bàn ủi nghe... Rõ to mồm. Ðúng là giọng của cái Thư “gầm” chớ ai. Cứ oang oác lên làm như người ta điếc vậy. Mới mở mắt đã phát hết volume lên rồi... Tôi lại uể oải lấy cái bàn ủi ra, đưa cho nhỏ Anh Thư “gầm”: - Nè, rồi im dùm đi, người gì mà mồm to như trống. Tôi lại leo vào giường đọc tiếp cuốn Nữ Sinh mới nhất. Hay quá, có mấy bài thơ hay táo tợn. “Từ đây một mảnh tình riêng...” Ai viết mấy câu ấy, sao đúng tâm trạng của ta vậy kìa. Cả cái phòng này, hay nói “bao quát”, “mở rộng thị trường” hơn, cả cái dãy ký túc xá nữ sinh viên khoa kinh tế K17 này chỉ có tôi, một mình tôi được vinh dự độc quyền treo bảng “cô đơn” mà thôi. Ðôi khi tôi bực bội trước câu nói phũ phàng pha chút đùa cợt của bọn K19 phòng bên. Bọn họ nói: - Lan bị Ðiệp xù... Rồi: - Cuộc tình Lan héo... Tôi đành ôm trọn mối tình câm. - Lan, dậy... dậy... Ai kiếm mi kìa! Thanh bước vội ra phía hành lang, cửa vừa khép. Tôi vội vàng như sắp nhận một điều gì cao quí từ trên trời rơi xuống. Nắng lên cao. Ánh nắng dát vàng trên nóc giảng đường. Cả vườn hoa trông công viên mi ni trước cửa thư viện cũng háo hức tỏa hương khoe sắc, ganh đua với chính Lan cô đơn, bằng những nụ cười trêu chọc. - Ê, tụi bây ơi, ra coi Ðiệp chở Lan đi chùa kìa... - Ý, nối dây chuông lại hồ nào vậy... thí chủ? - Xe xẹp bánh rồi ni cô ơi... Mấy chục cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Mấy chục “cái mỏ” xầm xì trước cảnh tượng Long chở tôi trên chiếc xe đòn dông màu mận chín. Tôi không tin vào sự thật nữa, Long đến thật bất ngờ. Long làm tôi bàng hoàng, quên đi cái ngộ nhận là tôi cô đơn hồi sáng. Long và tôi quen nhau trên một chuyến đò về Sông Ðốc. Hè năm ngoái, khi tôi về nhà nhỏ Hồng vui thích mấy ngày trên biển rừng Cà Mau. Thời gian trôi êm. Long lại trở về Sài Gòn tiếp tục học nốt bốn năm kiến trúc. Tôi bước vào năm thứ hai, với bao nhiêu là kỷ niệm. Long trở về lần này, sau khi thi cuối khóa. Long đem cho tôi niềm vui bất ngờ vô hạn. Không ngờ Long còn nhớ đến tôi... Trưa. Tôi và Long vào nhà ăn tập thể. Dì Tư Be, chủ nhà nấu cơm tháng nhìn tôi dò xét. Hình như dì ấy cũng đặt câu hỏi “Lan cô đơn” này? Không! Tôi có một mối tình đẹp lắm chớ nào phải cô đơn. Bởi nó xuất phát từ trái tim đôn hậu của một con người hiền lành chất phát ở mảnh đất đầy tình người và biển rừng mênh mông nơi cuối trời Tổ quốc. Sự cô đơn, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài thôi. Chứ riêng tôi, vẫn ngạc nhiên trước những giấc ngủ cứ chập chờn khó tả. Bữa cơm sinh viên toàn là... Cũng chóng qua, chỉ còn lại những ánh mắt nhìn tôi lâu thật lâu, và những câu nói êm như gió của... hàng phi lao vẫn vui reo. Mấy bụi hoa sao nhái vàng rực trước dãy nhà chắc có lẽ biết hết mọi điều. Long là vậy. Cái nắng gay gắt nhường chỗ cho cơn mưa trút nước. Mưa trắng xóa cả sân bóng chuyền phía trước. Mưa giăng giăng, cả con đường ra cổng ngập nước. Long ngồi trong phòng tôi. Cảnh tượng bình thường của khu ký túc xá nữ đã quá quen với Long, bởi Long sống trong trường ở Sài Gòn như Lan thôi. Nhỏ Hồng, nhỏ Thúy “lùn”, nhỏ Thanh... cùng chui rút qua phòng bên. Giang san bây giờ là của hai đứa. Long chẳng biết nói gì, chỉ hỏi chuyện quê nhà, hỏi thăm tôi về việc học hành. Anh rủ tôi tết sẽ về Sông Ðốc, sẽ tắm biển ở cửa sông quê anh, sẽ ra bãi sạt sò, thụt cá thòi lòi... Rồi anh còn rủ tôi ở lâu lâu để đi tham quan Hòn Ðá Bạc, Hòn Khoai. Ôi! Bao nhiêu là điều tôi chưa nghĩ ra... Anh, như đất rừng Cà Mau, dễ thương và khó quên quá. Mưa cứ rì rào, rì rào. Tôi chỉ gật đầu rồi cười. Anh nhìn tôi, suy nghĩ. Ðèn đường ngoài giảng đường đã lên. Anh nói lời giã từ với các bạn trong phòng tôi. Vì ngày mai anh phải trở lại trường để chờ kết quả. Khi nghỉ hè, anh sẽ về lần nữa. Anh còn hứa sẽ đãi cả phòng tôi một chầu chè bưởi. - Anh mời Lan đi ăn chè trứng cút, Lan đừng từ chối nhe... Anh rủ tôi, tôi háu hức vô cùng. Lời nói của anh ngọt lịm. Lần này tôi sẽ cho bọn nữ sinh dãy ký túc xá này một trận “lát” mắt luôn. Rồi đây bọn họ sẽ kháo nhau rằng: - Nhỏ Lan vậy mà hạnh phúc. - Con Lan bí mật quá hén, “giếm” kỹ ghê nơi... - Ừ, Lan vậy mà còn mơ gì nữa, ai như nhỏ Hồng vậy, hạnh phúc đâu chả thấy, chỉ thấy toàn là nước mắt. - Tao chỉ mơ ước như Lan thôi, nhiều ông đeo quá để rồi cuối cùng “đời tôi cô đơn... nên yêu ai cũng cô đơn...” Gió thổi lá bay ven đường. Nước rút hẳn. Ðường vẫn chưa khô. Tôi nghe từng hơi thở của anh. Ngồi trên đòn dông xe, tôi những tưởng cái êm như tôi chưa từng tận hưởng. Ðêm xuống thật êm đềm. Cái nóng của chén chè đậu làm tôi thẹn thùng hay vì lời anh nói? Anh bảo rằng: “Lan hãy cố học, khi hai đứa ra trường chắc...” Anh nhìn tôi, ánh mắt anh vui thật vui. Tôi vội cúi xuống giấu đi cái hay hay trên má. Chè nong nóng... Anh đưa tôi về phòng, để còn kịp trở về nhà người bạn trai cùng lớp với anh. Ðêm lành lạnh. Phố vắng người. Một vài khách bộ hành vội vã đi về như sợ bóng đêm cướp đi bao dự tính lo toan. Một chiếc xe lớn, đón công nhân vào ca đêm, họ hối hả lên xe, gọi nhau khe khẽ... Chiếc cúp bóng lộn chở cặp nam nữ băng qua gió thổi, tóc tôi bồng bền, rối... Mùi khói xe hăng hắc... - Lan... Anh khẽ gọi, như sợ ai đó đánh động giây phút thiêng liêng nhất. Tôi quay đầu lại... Chiếc xe đòn dông của anh hình như chậm đi đôi chút... Sương nhiều, nhưng không lạnh. [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hai người đàn bà[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Phạm Chuyên[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tình cờ tôi gặp được người con trai út, một trong năm người con ông để lại trên đời này trước lúc ra đi. Người con út của ông, càng lớn trông càng giống ông, cả về ngoại hình, cả về nhân cách. Cái nhân cách thể hiện qua lời lẽ, qua ngữ điệu mà anh kể cho tôi nghe về mối tình của cha anh với hai người đàn bà. Một người là mẹ đẻ anh, một người là vợ hai của cha anh. Ông cụ thân sinh ra cha anh là một bậc túc nho ở vùng quê Tam nguyên Yên Đổ . Các cụ đồ nho quê mình giống nhau ở tri thức uyên thâm. Cụ đồ nào cũng là một loại biểu tượng văn hóa của làng xã quê nhà. Dạy chữ, dạy người. Mỗi cụ chẳng biết đã cho chữ bao người, nhất là mỗi độ xuân về, tết đến, mỗi độ hoa mai, hoa đào nở. Vậy mà thân phận các cụ thì khác nhau. Người giàu sang, kẻ bần hàn. Ông cụ thân sinh ra cha anh thuộc lớp giàu sang của làng. Cha anh đã được nuôi dưỡng, dạy dỗ, đã lớn lên trong cái văn hóa Nho giáo gốc, trong cái văn hóa làng quê, đặc quánh tới mức mà cái văn hóa thị thành, cái văn hóa phương Tây không tài nào vượt qua được cái cổng làng, không len lỏi được đến lũy tre làng. Thuở ấy, cha anh chỉ biết có chữ Nho. Chỉ biết sống và ứng xử trong khuôn phép những lễ nghĩa, những trí tín của những bậc quân tử. Trong bộ cánh mầu nâu cánh gián hoặc mầu gụ sẫm phẳng phiu, hoặc lượt là trong áo the, khăn xếp, cha anh là ước vọng yêu thương, là căn nguyên của bao nỗi thầm mơ, trộm nhớ của không ít người con gái trong vùng. Ông thanh tú trong vóc dáng, thanh tao trong cái tinh thần toát ra từ gương mặt, từ đôi mắt tươi và thân thiện. Người ta có thể nhận ra sự khác biệt đến cao sang của ông từ nhiều góc nhìn cụ thể. Một mái tóc đen mượt. Một cái đầu cân đối. Một cái cổ vững chắc. Một đôi mắt dài... Nhưng mà, trời chả cho ai hoàn thiện cái gì cả. Người đời giống nhau ở sự không hoàn thiện. Chỉ có điều cái không hoàn thiện ở người này tô điểm thêm cho những cái tưởng là hoàn thiện. Còn ở người kia, cái không hoàn thiện làm xấu đi, làm mất đi cái tưởng là hoàn thiện. Ông có một mụn thịt thừa chếch ở phía bên trái chiếc cằm thanh tú cỡ vừa bằng hạt đậu xanh. Thật là trời cho. Giả dụ cái mụn thịt ấy mà nằm chếch ở mép phải hoặc mép trái thì thật là tai họa (!). Cái không hoàn thiện ấy có thể phá vỡ vẻ cân đối của một gương mặt. Cũng có thể thay đổi cả một nhân cách... Có trời mà biết được! Cái "hạt đỗ" trên gương mặt càng làm cho ông trở nên thân thiện hơn với mọi người, gần gũi hơn với mọi người. Có lẽ vì thế mà, sau này, trong cái nghề "làm dâu trăm họ" của ông - nghề lái xe hành khách đường dài thời bao cấp, thời chiến tranh - khi được việc và cả khi không được việc người ta chả ai trách móc gì ông, chả lúc nào to tiếng với ông. Người đời thường đáp lại nụ cười thân thiện của ông bằng sự chia sẻ. Cách mạng, chiến tranh xô đẩy. Rời bỏ làng mạc, quê quán, ông trở thành người Hà Nội. Nhưng năm hòa bình mới lập lại, cả miền bắc là công trường, là nông trường, là hợp tác xã. Người lao động chân tay là một mẫu người lý tưởng của một thời. Là công nhân, là nông dân, là xã viên hợp tác xã nghĩa là được vinh danh. Thế là ông trở thành công nhân lái xe lúc nào ông đâu có tính trước. Thời thế tạo anh hùng. Thời thế sắp đặt con người làm việc này, làm việc kia; người ở bên này, người ở bên kia. Không biết đối với người khác là như thế nào? Vận vào mình thì ông thấy cổ nhân quá đúng. Khỏe mạnh, thông minh, luôn có được thiện cảm với những người chung quanh. Đấy là tiêu chí lý tưởng để những người lãnh đạo đoàn xe trao cho ông nhiệm vụ lái xe chở hành khách đường dài tuyến Hà Nội - Tây Bắc nổi tiếng. Bây giờ thì lái xe là một nghề quá ư bình thường. Bình thường như việc một cô gái, một chàng trai đến tuổi trưởng thành, đến tuổi lập nghiệp xỏ chân vào một đôi giày mới thong dong bước vào trường đời. Còn lúc bấy giờ, lái xe là một nghề "vua". Ai đã từng chứng kiến cảnh tượng hàng đoàn ngủ gà ngủ gật, xếp hàng rồng rắn vòng trong vòng ngoài, chen chúc, xô đẩy ở nhà ga, ở bến xe, bến tàu, dòng người vòng vèo qua nhiều con phố, kéo dài hàng cây số để có được một tấm vé trên tay mới thấy cái nghề lái xe, lái tàu quả là một nghề "vua" một thời. Các bác tài, các phụ xe dám chắc rằng những người ăn vận thời trang nhất lúc bấy giờ. Hoặc áo dài đại cán Tôn Trung Sơn, hoặc áo bu-dông kiểu dáng ngắn gọn gàng. Các bác tài người Hà Nội như ông còn khoác cả complê đờ-mi. Mùa đông còn quàng cả những dải khăn len trang nhã. Dùng bữa ăn sáng nhẹ. Một tách cà phê phin Hà Nội. Các bác tài thư thả bước lên xe rời Hà Nội, băng trên con đường thiên lý với bao nhiêu thân phận con người... Cả năm năm. Cả mười năm. Cả hai mươi năm... Ông, với cái nghề "vua", với một gia đình ấm êm, từng là niềm khát khao của không ít người. Một người vợ, theo đúng nghĩa là người "nâng khăn sửa túi", năm người con, trai có, gái có, người nào cũng là những nhân cách xứng đáng. Những tưởng dòng đời cứ thế mà trôi đi êm đềm, cứ thế mà trôi đi không xô vào những mạch nước ngầm... Người đời dễ mấy ai để ý tới những mạch nước ngầm, dễ mấy ai gặp những mạch nước ngầm. Thế rồi, đột nhiên, một sự kiện cảm thương đã xảy ra với đoàn xe của ông. Cô tổ trưởng tổ bán vé của đoàn xe, một thiếu phụ đang độ xuân sắc, có hai mụn con, một trai, một gái, đứa mới năm tuổi, đứa vừa đầy năm, thì người chồng đột ngột ra đi... Cả đoàn xe, của ít lòng nhiều, người nào cũng có phần đóng góp để đỡ đần cho người mẹ trẻ cùng hai đứa con. Là một người nhân hậu và gắn bó với gia đình đầy mẫu mực, ông thấu hiểu thế nào là khó khăn, thế nào là hụt hẫng với một người đàn bà, khi nhà vắng bóng người đàn ông trụ cột. Ông cũng đóng góp một phần thu nhập như chủ trương của công đoàn cơ quan phát động để giúp đỡ chị và những đứa con. Làm cái nghề "vua" thời bấy giờ không chỉ được người đời cầu cạnh, người đời bắt quen, làm thân, vì nể mà còn được những khoản thu nhập phụ. Trên tuyến đường dài, ngoài số vé bán theo quy định, các phụ xe còn "bắt" thêm người và hàng hóa giữa các cung đường. Thế nên lái xe và phụ xe mặc nhiên có thêm những khoản thu nhập phụ, những khoản thu nhập nhiều khi còn hậu hĩnh hơn cả lương chính. Nhân hậu mà khái tính, ông từ chối nhưng khoản "lại quả" của người phụ xe sau mỗi chuyến đi. Mỗi lần như thế, ông bảo: "Chú cứ cầm lấy mà lo chuyện cơm nước". Lương xướng cứ đến kỳ là ông giao đủ cho bà ở nhà. Chi phí dọc đường đã có người phụ xe quản lý và lo toan. Tháng tháng, năm năm đã là như thế, vẫn là như thế. Thật là một nghề "vua", một phong cách "vua"! Rồi bỗng một ngày, không biết cái gì xui khiến, ông bảo người phụ xe trích ra một khoản thu nhập phụ từng chuyến đi của hai người giao cho mẹ con cô tổ trưởng tổ vé. Người phụ xe hỏi ông: "Độ bao nhiêu?". Ông bảo: "Tùy chú!". Năm qua đi, tháng qua đi, gia đình ấy hồi sinh. Người ta nghe thấy tiếng khúc khích, bi bô của hai đứa trẻ. Người ta nhận thấy vẻ thanh thản, tự tin trên gương mặt thiếu phụ. Còn với riêng ông, ông thấy thật ấm lòng. Vào thời buổi đó, phương tiện giao thông thiếu thốn lắm. Những chiếc xe chở khách "cải tiến" từ xe vận tải đâu có nhiều. Hành khách tuyến đường dài đi Tây Bắc thì đông. Họ là bộ đội, là công an biên phòng, công nhân nông trường, là dân đi kinh tế, là giáo viên vùng cao... Rất ít hành khách là người đi buôn, đi bán. Đoàn xe của ông sử dụng đến hết công suất mà hành khách lúc nào cũng xếp hàng dài chờ đợi. Ông ít có thời gian sum họp với gia đình. Ít có thời gian có mặt ở đoàn xe. Ngay cái phòng bán vé của cô tổ trưởng ở ngay trụ sở của đoàn xe, ông hầu như chẳng có lúc ghé qua. Vì thế, ông cũng ít có cơ hội gặp ba mẹ con cô. Họ gặp nhau chỉ qua cái vẫy tay chào và ánh mắt. Rong ruổi trên nhiều cung đường, nhiều tuyến đường, ông đã gặp bao nhiêu người là người. Đã vui vẻ dừng xe bao nhiêu lần nơi hoang vắng, giữa màn đêm, trên đỉnh núi, dưới chân đèo... Bao nhiêu con người đã bước lên chiếc xe của ông sau khi đã trải qua tình trạng đợi chờ tuyệt vọng và hy vọng trong đêm hôm khuya khoắt, trong chiều ba mươi Tết, đêm ba mươi Tết... Ông không còn nhớ nữa. Cũng như ông không còn nhớ những khoản phụ thu mà ông bảo người phụ xe của ông đưa cho cô tổ trưởng. Ông cũng không bao giờ hỏi người phụ xe là đưa bao nhiêu? Đưa bao nhiêu lần? Câu chuyện giao nhận diễn ra như thế nào? ... Một chiều ba mươi Tết, cô tổ trưởng tổ vé đón ông ở bến xe, khi chuyến xe sau cùng của ông vừa đưa những hành khách cuối cùng của một năm về đến Hà Nội. Cô bảo năm hết Tết đến rồi, cô muốn được nói chuyện với ông. Họ đến phố Quán Sứ, ngồi đối diện nhau trong một quán cà phê. Cô rút từ chiếc túi xách vải bạt, xanh mầu bộ đội ra một bọc gói bằng tờ báo, kích cỡ bằng cục gạch, trao cho ông. Cô bảo: "Em biết ơn anh. Em xin gửi lại anh!". Bất cứ người đàn ông nào biết tự trọng và tinh tế đều có thể hiểu rằng bên trong lớp giấy báo kia là cái gì. Ông bàng hoàng, tê tái. Cô vội đứng dậy, tức tưởi từ biệt ông. Sau cái chiều ba mươi Tết ấy, người phụ xe trao cho ông một bức thư của cô tổ trưởng viết, nhờ gửi cho ông. Thì ra ngày ấy, cái ngày cô được nhận vào làm việc ở phòng vé của đoàn xe, từ lần gặp mặt đầu tiên, từ cái nhìn đầu tiên, cô đã đem lòng yêu ông. Còn son rỗi, biết ông đã có gia đình, cô bàng hoàng, mất ăn mất ngủ nhiều đêm. Cô định bụng xuống xin thôi việc, tìm kiếm công việc ở cơ quan khác. Dùng dằng thế nào đấy, không biết được, cô lại thôi. Cô chuyên tâm vào công việc. Làm việc có uy tín. Cô được cơ quan giao cho công việc tổ trưởng tổ bán vé. Rồi cô lấy chồng và sinh con đẻ cái. Cái tình yêu đơn phương thời con gái đâu có sâu sắc gì. Lửa rơm. Chỉ một làn gió thoảng chả còn thấy tro than gì. Một gia đình, một người chồng, những đứa con. Những chân kiềng của hạnh phúc muôn đời những người đàn bà... Trong những lúc chênh vênh, ngây dại, nhận những món tiền của cơ quan, của đồng nghiệp, của bạn bè, cô chả suy xét gì. Nhưng từ cái ngày nhận khoản tiền từ người phụ xe mang đến, nói là của ông gửi cho mẹ con cô, cuộc sống của cô đã bị xáo trộn, bị đảo lộn. Những gói tiền đó, cô chẳng bao giờ tính đếm. Cô chỉ giữ chặt chúng, áp vào lòng mình. Cô vuốt ve chúng. Cô cẩn thận sắp đặt gói ghém chúng. Cô ôm ấp chúng vào lòng trong giấc ngủ đêm đêm. Những lúc cô đơn, cô lần giở chúng mà nhìn mà trông... Rồi một đêm như nhiều đêm, cô ôm cái bọc của ông nằm ngủ. Trong mơ, cô nghe thấy một tiếng người bảo: "Chúng tôi không phải là tiền". Và đấy là lý do cô hẹn gặp lại ông và gửi lại cho ông. Cầm trong tay bức thư, ông đang xem như một thước phim quay ngược. Ông gặp lại cái nhìn đầu tiên của một người con gái mới được tuyển vào phòng vé của đoàn xe. Cái ngày mà cô kéo bật cánh cửa xe, bước lên để soát vé. Ông ngoái lại nhìn cô mỉm cười. Người con trai út của ông kể đến đây thì buông ra một câu: Thế là... Thế là... Từ cái chiều ba mươi Tết ấy, ông tiếng nhỏ tiếng to gì với mẹ anh, rồi ông ra ở hẳn với cô tổ trưởng. Anh cũng không thấy mẹ anh nói gì với các con. Tịnh không thấy mẹ anh tiếng to tiếng nhỏ gì cả. Nhưng năm nào cũng như năm nào, cả thảy gần ba mươi năm, đêm giao thừa nào ông cũng về nhà thắp hương. Sáng mồng một nào ông cũng về nhà dùng cơm với vợ con. Mùng ba Tết nào ông cũng về nhà làm lễ hóa vàng. Có một Tết, chiều ba mươi, mọi người đang quây quần, mẹ anh bỗng khẽ khàng, như một tiếng thở dài: "Chả nhẽ ông không biết bảo cô ấy nói với tôi một câu?". Biết là ông bà đã đến lúc cần nói chuyện với nhau, cả nhà con cháu lặng lẽ lui ra. Chả biết hai người nói với nhau những gì. Chỉ biết hôm sau, sáng mồng một Tết, ông dẫn cô tổ trưởng về. Người ta nghe thấy trong nhà có tiếng chị chị, em em. Và từ đấy, cứ thấy ông đi đi, về về; nụ cười thân thiện luôn cởi mở trên khóe mắt. Những năm cuối đời ông, có lần, khi mẹ anh phải sang Đức thăm đứa con gái làm ăn bên đó, bà bảo: "Ông về trông nhà cho tôi". Khi bà về nước, ông lại bảo: "Tôi giao lại nhà cho bà". Sau khi ông mất, bà còn sang bên Đức một đôi lần. Những lần đi ấy, không còn ông, bà gọi cô tổ trưởng sang mà bảo: "Em về trông nhà cho chị". Hai người đàn bà và một người đàn ông, dễ mấy khi bắt gặp trên cuộc đời này. Khó có thể tin được dù đó là sự thật. Nhưng đó vẫn là sự thật. Vì đó mà tôi gấp gáp ghi lại những dòng này, những muốn tri âm với ông, người lái xe mà tôi từng gặp, người đã từng đưa tôi lên những cung đường tưởng như muộn màng tuyệt vọng mà vẫn kịp có mặt trong chiều ba mươi Tết, trên từng chuyến xe, trên những nẻo đường Tây Bắc xa xưa thời trai trẻ... [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif] __________________________________________________________________________________________[/FONT] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif] [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Chú thích: Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Ba lần thi: thi hương, thi hội, thi đình, ông đều đỗ đầu nên thiên hạ thường gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ. Sáng tác của ông, với tư cách là một nhà thơ hàng đầu viết về nông thôn, một trong những nhà thơ hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, gồm khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm. [/FONT]