Góc Nhỏ ❤ Hình Bóng Quê Nhà ❤

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi hugolina, 18/10/11.

  1. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  2. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ẩm Thực

    Sài Gòn: Khám phá hàng đồ cuốn siêu hấp dẫn ở khu Lê Văn Sỹ

    Khu Lê Văn Sỹ (quận 3) là một khu ít được nhắc đến trong các câu chuyện về ẩm thực, tuy nhiên đây lại là một nơi đáng lưu tâm nếu như bạn muốn khám phá ẩm thực Sài Gòn. Tại đây, có một số hàng ăn khá đặc biệt mà chắc chắn rằng nếu bạn được một lần nếm thử, bạn cũng sẽ phải “bồ kết” nó thôi. Và tiệm gỏi cuốn vỉa hè lâu năm này là một quán điển hình cho “thế giới ẩm thực đầy màu sắc” ấy.

    [​IMG]

    "Quán" cuốn nổi tiếng nhất khu quận 3

    [​IMG]

    Có thể gọi nhiều loại mình thích, đồng giá 5k

    [​IMG]

    Bì cuốn

    [​IMG]

    Ăn kèm với nước mắm ngọt

    “Quán” chỉ là một cái gánh nhỏ với lỉnh kỉnh đủ thứ “đồ nghề” dành cho món cuốn. Nào là tủ kính trưng bày, hàng trăm cuốn gỏi – bì được làm sẵn dành cho khách mua đem đi, các loại nước chấm thích hợp cho từng loại cuốn mà khách chọn… Xung quanh là 2 cái bàn nhỏ, chỉ chứa đủ cùng lúc khoảng 5 – 10 người. Đó cũng là lý do đa số khách ở đây chỉ ghé đến mua đem về. Và mỗi người đến đều “phải” mua vài chục cuốn, ăn cho đã thèm.

    [​IMG]

    Ăn cùng sốt tương đen

    Ở đây có 3 loại cuốn là bì cuốn (chấm với nước mắm ngọt), gỏi cuốn tôm thịt (chấm tương đen) và gỏi cuốn tai heo (ăn cùng mắm nêm). Mỗi loại là một hương vị khác nhau nên thật khó để có thể đánh giá độ ngon hơn thua của chúng. Chỉ biết rằng các loại đều được bán ra nhiều như nhau. Có người sẽ thích ăn bì cuốn vì ngại ăn bún, hoặc có người chỉ thích ăn gỏi cuốn tai heo vì nhân tai heo luộc giòn giòn của nó, lại có người chỉ thích ăn gỏi cuốn tôm thịt đơn giản… Nói chung, loại nào cũng ngon và khái niệm “ngon nhất” là phụ thuộc vào sở thích của từng khách.

    [​IMG]

    Gỏi cuốn tai heo

    [​IMG]

    Mắm nêm


    Mỗi cuốn to và đầy nhân này có giá 5k, cả 3 loại đều bằng giá nên bạn có thể gọi nhiều thứ để ăn thử với cả 3 loại nước chấm phù hợp. Trung bình mỗi người ăn khoảng 5 – 6 cuốn là no căng. Cuốn được làm sẵn cho vào túi bán đem về khá nhiều, mỗi phần như vậy là 5 cuốn (25k). Cứ thích loại nào thì nói người bán, họ sẽ cho vào túi cùng nước chấm thích hợp.

    [​IMG]

    Phần bì cuốn mua đem về

    [​IMG]

    Cuốn tai heo đem về được gói sẵn

    [​IMG]

    Chỗ này bán từ sau 2h trưa trên con đường Lê Văn Sỹ, góc gần cây xăng. Muốn ăn sớm phải chịu khó đi vào nhà ở sâu trong ngõ.
     
  3. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    6 ngôi chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn

    1. Chợ sâu bọ 'độc nhất'

    Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ…

    Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu... ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng - là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.

    [​IMG]

    Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5.)

    Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.

    2. Chợ 'thần chết'

    Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước tại P.13, Q.5, TP.HCM, khu chợ Kim Biên có khoảng trên 40 sạp kinh doanh hóa chất. Đặc biệt ở đây có cả các loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm. Bất chấp lệnh cấm và hạn chế sử dụng, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua được các loại hóa chất độc hại tại khu chợ “thần chết” này.

    Mỗi sạp buôn bán sỉ lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại hóa chất thực phẩm, bột chống mốc, hút ẩm, hương liệu các loại… Ở chợ có hàng chục loại hóa chất làm chín trái cây, biến trái cây non các loại thành chín đẹp sau 3-4 giờ.

    Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm, các loại hương như hương tẩm vào mứt, café, bánh; thậm chí cả hương thịt heo, thịt bò dùng để tẩm ướp thịt đã hư, thối cũng đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.

    Tất cả các loại trái cây, rau củ quả, thịt cá… có vấn đề chỉ cần “phù phép” bằng các hóa chất đều trở thành tươi mới, và người tiêu dùng không hề hay biết nên lãnh trọn hậu quả.

    Nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo) cũng được bày bán với giá khá rẻ… Toàn bộ những sạp hay công ty có bán hóa chất công nghiệp đều hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản là “hỏi giá - trả tiền - đong hóa chất”.

    [​IMG]

    Các loại hóa chất được bày bán tại chợ Kim Biên.

    Những loại sản phẩm dễ gây cháy nổ khác như hộp quẹt gas khủng (to gấp hàng chục lần hộp quẹt thông thường) hay các loại bình gas, bình khò (dùng để thui thịt gia súc, gia cầm)…cũng dễ dàng có thể tìm thấy.

    3. Chợ 've chai' ngàn đô

    Tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, vào sáng chủ nhật, con hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky lại trở nên nhộn nhịp bởi phiên chợ ve chai nhóm họp. Những món ve chai tại đây có khi chỉ vài trăm ngàn nhưng có khi giá trị của nhiều món lên tới cả chục ngàn đô. Bên cạnh đó, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị tồn tại một thời trong lịch sử, một câu chuyện, thân phận một con người và có một “lý lịch” riêng. Từ ý tưởng thành lập một khu chợ “ve chai” trên mạng để những ai có đam mê sưu tầm đồ cũ có diễn đàn chia sẻ, sau nhiều năm hoạt động, sàn giao dịch ảo biến thành một chợ thật.

    [​IMG]

    Chợ trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám như đèn dầu, điện thoại, máy may cũ, đồ dùng ăn cơm, nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, dây giày, giỏ xách, zippo, đồng hồ, mắt kính cổ, đến cả xe hơi, mô-tô.

    Có những món đồ đối với người này là không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nhiều người tới đây theo thói quen, giống như một thứ nghiện. Có khi không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ” của cái thú chơi ve chai độc đáo. Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến “khoe” chứ không bán dù được trả giá rất cao. Mỗi một món đồ được bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc của các chi tiết trên món đồ của mình, đồng thời giải đáp thắc mắc của người xem. Khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có, người trong, ngoài thành phố, Việt kiều và cả người nước ngoài cũng có.

    Chợ ve chai “hạng sang” này có nhiều mặt hàng giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc nhưng đồng hồ Uply vào thập niên 1950 – 1960 có giá tới 11.500.000 đồng; Omega mạ vàng 300 - 400 USD/chiếc; moto cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD,…

    4. “Chợ sung sướng”

    Ở Sài Gòn, có nhiều con đường chuyên cung cấp các loại "thần dược phòng the" mà giới ăn chơi Sài thành gọi là "chợ sung sướng” hay “chợ thuốc tình yêu”. Trong số đó, nổi tiếng nhất vật là “chợ sung sướng” trên đường Châu Văn Liêm, Q.5 được mệnh danh là thánh địa của các loại thần dược phòng the, muốn gì cũng có, giá cả lại phải chăng.

    Rải đều trên đoạn đường chưa đầy 400m này là hàng chục chiếc tủ nhỏ của bà già, phụ nữ và cả những thanh niên trai tráng dùng để bán thuốc lá và... cả thuốc kích dục bán từ sáng sớm cho đến thâu đêm. “Áo mưa”, các loại thuốc kích dục, công cụ hỗ trợ cho chuyện ấy được người bán giấu nhẹm trong các bao thuốc lá. Còn có một số người bán không bày biện tủ mà chỉ ngồi đó với chiếc túi xách, trong đó có đủ các loại thuốc tình yêu. Với những người này, khi được hỏi mua thần dược, không phải người bán nào cũng nói có, trừ khi đã quen biết, mua hàng một, hai lần hoặc có người dắt đến.

    [​IMG]

    Các loại thần dược ở chợ thuốc "sung sướng" này thường là thuốc ba không: không có nguồn gốc rõ ràng, không hạn sử dụng và không có nhãn tiếng Việt. Người mua được người bán tư vấn miễn phí cách sử dụng nhưng chính người bán còn mập mờ, thậm chí chẳng biết gì về loại thuốc mà họ đang bán.

    Có khá nhiều thành phần tìm đến chợ "sung sướng" Châu Văn Liêm. Ngoài những kẻ đi tìm thuốc, dụng cụ để phục vụ nhu cầu trụy lạc, nhiều người đến đây với hy vọng tìm được loại thuốc thần kỳ chữa căn bệnh "súng cướp cò". Gái mại dâm cũng thường xuyên tìm đến mua thuốc bôi trơn hoặc "đồ chơi" để khi khách có nhu cầu.

    5. Chợ rắn, chuột của dân nhậu Sài Gòn

    Khi dân nhậu Sài Gòn chán các món trong nhà hàng thì chợ rắn, chuột, ếch... ở huyện Củ Chi càng sôi động hơn. Nằm trên tỉnh lộ 8, đoạn đường qua xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, TP.HCM) dài hơn 200m nhưng có đến gần chục “gian hàng” bày các loại động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu “đổi gió” của những người sành nhậu.

    [​IMG]

    Các loại rắn bỏ trong bao cước được bày bán bên đường ở Củ Chi


    [​IMG]

    Hàng chục con chuột được nhốt trong chuồng, còn chim bìm bịp hay chim cu chỉ bày 1-2 con để chào hàng, khi có khách yêu cầu nhiều sẽ có cò mang tới.

    Mỗi “gian hàng” có 4 - 5 bao cước đựng các loại rắn như trun, nước, hổ hành, hổ ngựa, bông súng… hàng chục con chuột trưởng thành bị nhốt trong chuồng sắt. Trong khi đó bìm bịp, cu rừng,... người bán chỉ bày 1 - 2 con để chào hàng. Những người bán hàng quảng cáo ở đây toàn là “mồi độc”, động vật hoang dã chính hiệu, “chất” đồng quê thật sự chứ không phải nuôi nhốt. Rắn được dân nhậu khoái nhất nhưng giá hơi đắt. Rắn hổ ngựa có giá 200.000 đồng/kg, còn rắn nước, trun là 160.000 đồng. Khách hàng tới đây có thể thoải mái lựa chọn. Nếu khách yêu cầu, người bán làm thịt ngay tại chỗ.

    6. Chợ mua của người chán bán cho người cần

    Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn bán được hàng và tồn tại gần 10 năm nay, đó là chợ “mua của người chán, bán cho người cần” tại đường Phạm Văn Bạch và Tân Sơn (P.15, Q.Tân Bình). Tại hai con đường này, rất nhiều cửa hàng đã chất đầy hàng “second-hand” từ trong nhà cho đến ngoài mặt đường.

    Chợ được hình thành bởi khu vực này tập trung nhiều dân lao động và công nhân, những nhà gốc thành phố giàu lên nên thay đổi đồ liên tục nên nhiều người tới mua rẻ hoặc bán như ve chai, thấy đồ còn tốt nên về tích lũy, sửa sang lại chút rồi bán cho người khác. Những người khó khăn về kinh tế khi đến chợ sẽ tùy ý lựa chọn những sản phẩm giá cả rất hợp túi tiền. Hàng hóa ở đây rất da dạng, như tủ lạnh, tủ đông, tivi, bàn ghế, chén đũa, móc treo đồ... đủ đáp ứng nhu cầu mở quán... của những ông bà chủ ít vốn.

    [​IMG]

    Những người lao động nghèo, công nhân tới chợ đồ cũ Phạm Văn Bạch, Tân Sơn có thể lựa chọn được những món đồ ưng ý, chất lượng và giá hợp lý.


    Để có được những mặt hàng phong phú “hút khách”, các chủ mua bán đồ cũ cần có “mạng lưới” thông tin dày đặc. Hễ nơi đâu có nhà chuyển đi, đến, các hàng quán buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ là phải có mặt ngay để “nhập hàng”. Lực lượng cung cấp thông tin chủ yếu là những người mua bán ve chai. Buôn bán nhỏ nhưng chợ này cũng thăng trầm theo nền kinh tế đất nước.

    Khi kinh tế đi xuống, quán xá đóng cửa nhiều, nhà ít xây nên hàng bán chậm dần. Giờ thì khách chỉ lèo tèo, tuy vậy họ vẫn phải bám nghề vì đã lỡ “ôm” hàng trong kho quá nhiều. Nhiều chủ tiệm cầm cự không nổi, một thời gian sau buộc phải giải phóng hàng tồn bằng cách bán phế liệu. Gian nan là thế nhưng khi được hỏi có muốn bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm không thì người nào cũng lắc đầu. “Trót chọn rồi thì phải theo. Nghề này cũng thú vị vì giúp khách tiết kiệm được chi phí. Bán chậm một chút nhưng vẫn có thể đắp đổi qua ngày. Hy vọng kinh tế đất nước hồi phục dần, hàng hóa rồi sẽ bán chạy hơn. “Khó khăn rồi cũng sẽ qua. Hàng mình phong phú, đồ cũ giá rẻ hơn hàng mới 35-40%, chất lượng lại tương đương nên chắc chắn vẫn thu hút khách. Chừng nào còn sinh viên, công nhân và dân nhập cư lao động nghèo thì chợ đồ cũ ở P15Q.Tân Bình vẫn có cơ hội tồn tại”.​

     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/13
  4. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Du Lịch...

    Ngắm cánh đồng sen bạt ngàn ở miền Tây

    Đến Đồng Tháp, chúng tôi có cơ hội tham quan các khu du lịch sinh thái với những rừng tràm bát ngát. Ở đây có rất nhiều loại chim. Khách du lịch có thể nhìn ngắm những đàn chim bay về tổ vào buổi chiều muộn, và theo như lời chị hướng dẫn viên nếu may mắn, bạn còn có thể có cơ hội ngắm sếu đầu đỏ - là một loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Tuy nhiên, điểm thú vị nhất mà khách du lịch không thể bỏ qua là tham quan các cánh đồng sen. Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh tầm 7 km và di chuyển qua bến phà Cao Lãnh thuộc Tân Mỹ, khách du lịch có thể đến huyện Lấp Vò. Tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng sen bạt ngàn. Những bông sen nở căng tròn với sắc hồng rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp vừa giản dị những cũng không kém phần quyến rũ. Bên cạnh đó, sự pha trộn màu sắc giữa sắc trắng, tím, đỏ của hoa sen, sắc xanh của lá và sắc vàng của nhụy mang lại một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho du khách. Đây cũng sẽ là nơi lý tưởng cho những ai muốn thực hiện một bộ ảnh nghệ thuật hay cho những cặp đôi muốn làm một bộ ảnh cưới cùng sen.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khách du lịch có thể chèo xuồng len lỏi qua những cánh rừng tràm bạt ngàn để đến tham quan các sân chim.

    [​IMG]

    Tầm chiều muộn có rất nhiều đàn chim bay về tổ.

    [​IMG]

    Có rất nhiều những cây hoa điên điển trên đường chèo xuồng vào tham quan sân chim. Đây là một trong những loài hoa đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

    Những bông sen khoe sắc rực rỡ trong những cánh đồng sen bạt ngàn.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

     
  5. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Hành trình Du Lịch...

    Giao thông Hà Nội dưới góc nhìn quốc tế

    Nhiều “chuyện thường ngày” trong bức tranh giao thông của người Hà Nội lại là điều kì dị trong con mắt bạn bè quốc tế.

    Dưới đây là một số hình ảnh do nhiếp ảnh gia người Đức Jork Digmann ghi nhận và đăng tải trên trang 500px.com.

    [​IMG]

    Ngã 5 Bờ hồ là nơi lý tưởng nhất để "thưởng thức" văn hóa giao thông ở Hà Nội.

    [​IMG]

    Một lượng phương tiện khổng lồ đi qua khu vực này trong mỗi giây đồng hồ.

    [​IMG]

    Không có quy tắc nào trong khối hỗn độn này. Mỗi người đi theo một hướng, tránh nhau bằng bản năng, không cần đến cảnh sát giao thông hay biển báo hiệu.

    [​IMG]

    Với người Hà Nội, đây là chuyện thường ngày.

    [​IMG]

    Nhưng lại là điều khó tin trong con mắt quốc tế.

    [​IMG]

    Vỉa hè dành cho xe máy, lòng đường cho người đi bộ – chuyện chỉ có ở Việt Nam.

    [​IMG]

    Đôi khi các con vật như chó, mèo hoặc gà bất thình lình xuất hiện dưới lòng đường.

    [​IMG]

    Những chiếc xe máy có thể chở được nhiều hàng hóa hơn sự hình dung thông thường.

    [​IMG]

    Khẩu trang là vật dụng không thể thiếu của cả người lớn và trẻ em khi tham gia giao thông.

    [​IMG]

    Dưới đất, xe cộ chạy như mắc cửi. Trên trời, dây điện giăng như mạng nhện.

    [​IMG]

    Những người bán hàng rong với đôi quang gánh cũng góp phần làm bức tranh giao thông Hà Nội thêm sinh động

     
    bachho thích bài này.
  6. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  7. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/17
  8. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ngắm Hà Nội 36 phố phường ở những năm đầu thế kỷ 20 qua ảnh (P1)

    Những tên gọi mộc mạc, gần gũi như Hàng Gạo, Hàng Muối, Hàng Bạc... đã đi vào tiềm thức của người Việt về 36 phố phường Hà Nội xưa.

    Dưới đây là hình ảnh 36 phố phường Hà Nội đầu thế kỷ XX, được trích từ tập ảnh "Hà Nội xưa" do Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng chủ biên.


    [​IMG]

    Phố Sinh Từ chuyên kinh doanh dao kéo từ cuối thế kỷ XIX, nay là phố Nguyễn Khuyến.

    [​IMG]

    Phố Hàng Điếu, xưa chuyên bán các loại điếu hút thuốc lào. Nhưng đến đầu thế kỷ XX chỉ còn lại vài ba nhà bán điếu, còn lại chuyển sang nghề làm và bán giày dép da.

    [​IMG]

    Phố Hàng Mắm, xưa chỉ là một khu bến sông có nhiều nhà bán các loại mắm. Đến thời Pháp thuộc mới quy hoạch thành phố, gọi là phố Nước Mắm. Tên Hàng Mắm mới có chính thức từ sau năm 1945.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đường đã có từ lâu, chuyên bán các loại đường, mứt; đến đầu thế kỷ XX thì có thêm bánh kẹo.

    [​IMG]

    Phố Hàng Bạc nhìn từ phố Hàng Ngang.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đào chuyên bán tơ lụa.

    [​IMG]

    Phố Hàng Bè, xưa là khu bán bè, gần cửa ô Mỹ Lộc, giáp sông Hồng. Đến thời Pháp thuộc mới lập thành phố và gọi là phố Hàng Bè.

    [​IMG]

    Phố Hàng Bông cũng là một con phố có tên từ thời Pháp thuộc.

    [​IMG]

    Phố Hàng Ngang. Thế kỷ 19, phố này mang tên phố Việt Đông vì tập trung nhiều Hoa kiều người Quảng Đông. Hai đầu phố có hai cánh cổng ngăn con phố lại, có lẽ vì vậy mà gọi là Hàng Ngang và sau này thành tên phố.

    [​IMG]

    Phố Hàng Gà. Xưa tên phố này thay đổi nhiều lần nhưng người dân vẫn quen gọi là Hàng Gà vì chuyên bán gà, vịt. Mãi đến năm 1945 mới chính thức có tên Hàng Gà.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đồng chuyên bán các vật dụng làm bằng đồng. Đây là phố cổ hiếm hoi còn giữ lại nét đặc trưng này.

    [​IMG]

    Phố Hàng Mã là con phố mà người làng Tân Khai xưa đến mở cửa hàng bán giấy và hàng mã nhỏ.

    [​IMG]

    Hàng bán ô dù ở phố Hàng Vải.

    [​IMG]

    Phố Hàng Than xưa chuyên buôn bán các loại than nhưng đến thế kỷ XX lại nổi tiếng bởi các cửa hàng bán cốm.​

     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ngắm Hà Nội 36 phố phường xưa qua ảnh (P2)

    Cùng xem lại những bức ảnh xưa về Hà Nội 36 phố phường để hiểu thêm về thủ đô ngàn năm văn hiến. Những bức ảnh này nằm trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc.​


    [​IMG]

    Phố Lò Rèn.

    [​IMG]

    Phố Hàng Mắm.

    [​IMG]

    Phố Mã Mây hay còn được gọi là Phố quân Cờ Đen.

    [​IMG]

    Phố Hàng Ngang.

    [​IMG]

    Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối Hàng Bạc.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đồng.

    [​IMG]

    Phố Hàng Thiếc.

    [​IMG]

    Phố Hàng Nón.

    [​IMG]

    Phố Hàng Nón.

    [​IMG]

    Phố Hàng Gai.

    [​IMG]

    Phố Hàng Gai.

    [​IMG]

    Phố Hàng Gai.

    [​IMG]

    Phố Hàng Khay toàn cảnh nhìn từ ngã tư Tràng Tiền.

    [​IMG]

    Hàng bán hoa trên phố Hàng Khay.

    [​IMG]

    Dãy phố Hàng Khay sầm uất cửa hàng.

    [​IMG]

    Thợ vẽ tranh Hàng Trống.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đào.

    [​IMG]

    Phố Hàng Đường.

    [​IMG]

    Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam.

    [​IMG]

    Phố Cầu Gỗ.

    [​IMG]

    Phố Hàng Chiếu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
    thupt70 thích bài này.
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Hành trình Du Lịch...

    Trắng xóa mưa Huế đầu đông


    Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.
    Nhịp sống vẫn lao nhanh về phía trước. Nhưng trong cơn mưa đầu đông, hình ảnh con người Huế vật lộn để chống chọi với cái lạnh buốt vẫn không thể nào diễn tả được hết lời.
    Đằng sau hình ảnh chú xích lô, xe thồ, người bán hàng rong, dân chài lưới ven sông vẫn tất tả ngược xuôi, là một sự đấu tranh mãnh liệt, nhẫn nhịn nén khó khăn vào lòng để vươn lên.


    [​IMG]

    Hàng đước... (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    ... và con đường lát đá. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Đường Nguyễn Đình Chiểu mờ ảo sau làn mưa với đầy xác lá vàng rơi. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Đường vào Thành Nội. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Một góc phố vắng. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Xích lô "mặc áo mưa". (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    ... lặng lẽ chờ khách. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    ... hay nén lạnh... (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    ... đạp xe đi tìm khách. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Những chuyến xe... (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    ... vất vả mưu sinh. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Gánh nặng rau củ quả từ quê lên chợ bán. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Bánh tráng nướng - món quà vặt ưa thích của mùa mưa. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Đánh cá mùa mưa. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    2 vợ chồng ngư dân gỡ những con cá nhỏ hiếm mới chài lưới từ sông. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Người Huế... (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    ... vẫn tất tả... (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    ... ngược xuôi trong mưa. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Di tích... (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    trầm mình trong màn mưa xối xả. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Du khách nước ngoài lại thích đến Huế vào mùa mưa hơn. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    ... để trải nghiệm mùa đông xứ Huế. (Nguồn: dulich.thuathienhue.gov.vn)

    [​IMG]

    Tận tình chỉ đường cho khách đi lạc trong mưa. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Dưới chân cầu Tràng Tiền là nơi trú mưa lý tưởng. (Ảnh: DT)

    [​IMG]

    Tách café ấm xua tan đi một phần cái lạnh và mưa dai dẳng ở Huế. (Ảnh: DT)​

     
  11. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    Hắc Long thích bài này.
  12. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Vựa hoa miền Tây trước ngày ra chợ Tết

    Làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách - Bến Tre) cùng làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) được xem là vựa hoa của miền Tây. Trước Tết 2 tháng, xứ ngàn hoa rộn ràng mua bán.

    [​IMG]

    Thời điểm này, những chậu (giỏ) hoa làm bằng tre được người trồng hoa kiểng ở miền Tây tiêu thụ rất mạnh. Bình quân một chậu như thế này giá 2.000 -2.200 đồng/cái.

    [​IMG]

    … còn mùn dừa được chở bằng xe hoặc bằng ghe đến các làng hoa với giá bán 5.000 đồng/bao 25 kg, giảm 2.000 đồng/bao so với năm ngoái nên cũng được tiêu thụ mạnh.

    [​IMG]

    Công đoạn quan trọng nhất là chăm, bón phân và trồng hoa vào chậu để hoa nở đúng dịp Tết.

    [​IMG]

    Thời điểm này, phần lớn hoa đã được vô chậu, "canh" đúng giờ nở Tết, thương lái cũng chốt giá xong với một số loại hoa.

    [​IMG]

    Những loại giống hoa kiểng năm nay sẽ được các nhà vườn bán giá tăng hơn năm ngoái từ 5-10%, vì giá cả và chi phí cho người trồng hoa đều tăng.

    [​IMG]

    Riêng Tết năm nay “vương quốc hoa kiểng” Cái Mơn dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường từ 4,5 - 5 triệu sản phẩm; trong đó khoảng 1,7 triệu gốc mai lớn nhỏ.

    [​IMG]

    Cúc mâm xôi là sản phẩm đặc trưng của làng hoa Sa Đéc và là loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết miền Nam.

    [​IMG]

    Cúc vàng năm nay được dự báo sẽ sốt giá do nhiều vườn thất mùa.

    [​IMG]

    Do trồng hoa ngay cao điểm lũ về, nhiều nhà vườn phải làm giàn, kê hoa cao, vừa giúp hoa thoáng mát, tránh ngập úng, thuận lợi việc chăm sóc.

    [​IMG]

    Hoa Tết miền Tây rời vườn ra phố
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    Hắc Long thích bài này.
  13. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Vựa hoa miền Tây trước ngày ra chợ Tết (TT)
    [​IMG]

    Ngoài những mặt hàng kiểng bông, kiểng lá, cây cổ thụ cũng được ưa chuộng trong tết năm nay.

    [​IMG]

    Làng hoa kiểng Sa Đéc - Đồng Tháp, một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, rộng khoảng 335ha với hơn 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh.

    [​IMG]

    Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng Gờ-rơ-da màu tím sen; hồng Cơ-lê-ô-bát màu hồng phấn; hồng Cô-kết màu gạch tôm... cùng hàng trăm giống hoa khác.

    [​IMG]

    Theo một số người trồng hoa lâu năm Sa Đéc, hơn 4 năm nay, làng hoa đã có nhiều đơn đặc hàng từ các nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, Đài Loan… đặt hàng hoa kiểng Tết.

    [​IMG]

    Những chậu kiểng lá phục vụ cho công trình cũng được nhà vườn cho vào chậu để đem giao cho khách.

    [​IMG]

    Vận chuyển hoa kiểng theo cách của người miền Tây.

    [​IMG]

    Chăm sóc những chậu mai vàng đúng kỹ thuật là điều rất quan trọng để cho hoa đúng vào dịp Tết.

    [​IMG]

    Còn các loại hoa cúc, việc chăm bón cũng lắm công phu, nhất là giai đoạn cấm cây, xịa chậu để cây cho hoa nở không bị đổ ngã...

    [​IMG]

    Ngoài những mặt hàng kiểng bông, kiểng lá, còn có mặt hàng kiểng trái tạo hình con vật đang được “ăn khách” trong dịp Tết này.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    bachho, Hắc Long and gianghuong like this.
  14. Hắc Long

    Hắc Long Thần Tài

    Hay quá... VN đẹp lắm
     
  15. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Hành trình Du Lịch...

    10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn


    1. Dinh Độc Lập

    [​IMG]

    Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap

    Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

    2. Nhà hát lớn

    [​IMG]

    Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.

    Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố.

    3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

    [​IMG]

    Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia

    Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài.

    4. Việt Nam Quốc Tự

    [​IMG]

    Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio

    Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.

    5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn

    [​IMG]

    Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio

    Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

    6. Chợ Bến Thành

    [​IMG]

    Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep

    Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.

    7. Đường hầm sông Sài Gòn

    [​IMG]

    Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT

    Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.

    8. Trụ sở UBND TP HCM

    [​IMG]

    Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org

    Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.

    9. Bến Nhà Rồng

    [​IMG]

    Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.

    Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.

    10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

    [​IMG]

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.​
     
  16. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  17. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  18. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  20. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17