Góc Nhỏ ❤ Hình Bóng Quê Nhà ❤

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi hugolina, 18/10/11.

  1. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  2. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  3. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Du lịch Bình Thuận...

    Về Bàu Cát, nơi sen nở trên sa mạc

    Ghé vùng đất này, bạn sẽ bắt gặp một sa mạc nóng bỏng tuyệt đẹp với những động cát trắng tinh anh, "vắt ngang" giữa hai hồ nước rộng xanh thẳm được tô điểm hàng ngàn đóa sen hồng.

    [​IMG]

    Bàu Trắng hay còn gọi là Bàu Cát, Bàu Sen, Bạch Hồ thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, cách Phan Thiết khoảng 45 km. Du khách có thể đến Bàu Trắng bằng hai cung đường khác nhau: từ Phan Thiết men theo đường biển đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng cứ thế chạy dọc bãi biển trong khoảng một tiếng đồng hồ là tới. Cách thứ hai là từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải chừng 18km băng qua những ngọn đồi trọc, xuyên qua các cánh rừng sò đo, những động cát trắng thơ mộng sẽ tới được Bàu Trắng

    Bàu Trắng gồm hai hồ nước khá rộng (Bàu Ông và Bàu Bà) và một động cát trắng ngăn giữa hai hồ. Truyền thuyết của người Chăm kể rằng trước đây, bàu là một cổng sông chạy thẳng ra biển nhưng sau này bị cát lấp nên chia thành hai hồ. Một truyền thuyết khác kể xưa kia nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Từ đó nó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Không ai có thể chứng minh chính xác truyền thuyết nào là khởi nguyên của địa danh này. Nơi đây còn chứa đựng rất nhiều lời đồn đại huyền bí, như cách đây mấy mươi năm bắt được cả cá sấu tại hồ, rồi dưới đáy hồ dày đặc lớp rong lạ có thể quấn chặt chân người, hay nỗi ám ảnh con “thuồng luồng” dài chục thước đã cướp mất nhiều mạng người xấu số được ký bán cho thần linh. Chỉ biết, mỗi khi đến, vẻ đẹp của một vùng tiểu sa mạc được “tắm mát” với nước xanh, sen hồng cứ khiến người ta lưu luyến mãi không thôi.

    Để chinh phục sa mạc nóng bỏng và mặt nước bao la, bạn sẽ dùng đến 2 phương tiện tưởng như chẳng bao giờ liên quan đến nhau: mô-tô chạy trên cát và thuyền.

    Tại đây sắp sẵn một hàng xe mô-tô nhiều màu sắc khác nhau, bạn chỉ cần đánh tiếng với bà chủ quán duy nhất tại đây là có thể rồ ga, phóng nhanh trên những triền cát, cảm nhận hơi nóng của cát, của mặt trời phả vào mặt, cảm nhận những cú chao nghiêng của xe khi ôm theo triền uốn lượn của cát. Cảm giác thu vào tầm mắt vẻ đẹp của địa danh này khi chống xe trên một động cát cao vút.

    Sau hành trình phiêu lưu thú vị với xe mô-tô, một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt hồ bao la sẽ mang đến trải nghiệm khác hẳn. Trong vẻ nên thơ của mênh mông đất trời, những chiếc lá xanh dập dềnh theo sóng nước, tắm mình trong hương sen thơm ngát, hãy rướn người hái những búp sen đẹp nhất, rồi nhóp nhép những hạt sen tươi, ngọt. Hay hạnh phúc đơn giản chỉ là thả mình giữa tiếng nước dập dềnh trong một không gian yên tĩnh, nghe tiếng cá đớp mồi.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khi đã thấm mệt nhưng không nỡ rời xa chốn tiên cảnh này, những túp lều nhỏ hay chiếc võng chăng giữa những thân dương ở khu rừng bên cạnh giúp bạn nối tiếp giấc mơ khác về vẻ đẹp, sự thanh bình của vùng đất biển xanh, cát trắng này.

    Hiện ở Bàu Cát chỉ có 2 tiệm nhỏ kinh doanh phục vụ du khách bánh ngọt, nước uống, xe mô tô, không kinh doanh thức ăn nên bạn phải chuẩn bị trước khi đến.
    Thời gian đẹp nhất để tham quan Bàu Cát từ 5 – 9h và 16 – 18h.
    Mực nước hồ khá sâu vì thế không nên tắm.

     
  4. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Châu đốc

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  5. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ẩm Thực

    Những hình ảnh hiếm về
    ẩm thực vỉa hè Sài Gòn thế kỷ 20​


    Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước.​


    Hàng rong

    Những hàng quán ven đường, xe đẩy bán hàng rong là nét đặc trưng của phố phường Sài Gòn thế kỷ 20. Hình ảnh ẩm thực vỉa hè ấy cho đến bây giờ vẫn rất thân thuộc với người Sài Gòn hiện đại.

    [​IMG]

    Những hình ảnh hiếm về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn thế kỷ 20
    Hàng quán đôi khi chỉ là một chiếc xe đẩy bán mực khô và trái cây...

    [​IMG]

    ...Hay một cái mâm nhỏ bán mía ghim

    [​IMG]

    Phá lấu

    [​IMG]

    Bò bía

    [​IMG]

    Người ăn rất thoải mái tận hưởng hương vị.

    [​IMG]

    Quán vỉa hè và gánh hàng rong mưu sinh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các gánh hàng rong có mặt trên khắp phố phường.

    [​IMG]

    Xôi gà

    [​IMG]

    Phố Tây ba lô ngày xưa: Một góc Đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (năm 1967).

    [​IMG]

    Bún măng

    [​IMG]

    Sài Gòn năm 1968 – Xe mì trên phố Lê Lợi

     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/13
    giahan thích bài này.
  6. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những hình ảnh hiếm về
    ẩm thực vỉa hè Sài Gòn thế kỷ 20


    Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước.

    Ăn chợ

    Một trong số những thú vui của phụ nữ Sài Gòn thời ấy là... ăn chợ. Trong lúc đi dạo phố phường hay xách làn đi mua thức ăn, các cô gái thường ngồi nghỉ chân ở một gánh hàng rong, quán ăn trong chợ để lót dạ bằng bát bún riêu hay cháo vịt.

    [​IMG]

    Em bé Sài Gòn xinh xắn, hồn nhiên ăn uống trong một khu chợ xưa.

    [​IMG]

    Cháo vịt

    [​IMG]

    Gánh trái cây các loại

    [​IMG]

    Trái cây được bày bán khắp các chợ

    [​IMG]

    Mực khô cán mỏng.

    [​IMG]

    Bánh mì nóng giòn Sài Gòn.

    [​IMG]

    Thiếu nữ Sài Gòn xưa thoải mái ngồi ăn hàng chợ.

    [​IMG]

    Dưa hấu Sài Gòn giáp Tết.

    [​IMG]

    Vừa đứng vừa thưởng thức món bún riêu.
     
    vienkeo and giahan like this.
  7. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những hình ảnh hiếm về
    ẩm thực vỉa hè Sài Gòn thế kỷ 20


    Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước.

    Tiệm ăn, sạp hàng


    Những cửa hàng, tiệm ăn được bài trí đơn giản, tạm bợ bên đường, trên một góc phố hay những sạp hàng hóa nho nhỏ là địa điểm được nhiều người dân Sài Gòn xưa yêu thích.

    [​IMG]

    Quán thuốc lá vỉa hè.

    [​IMG]

    Phở là một món ăn của miền Bắc và người ta cho rằng, nó chỉ bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952.

    [​IMG]

    Các tiệm tạp hóa mọc lên như nấm, 1967-1968.

    [​IMG]

    Những ổ bánh mì Sài Gòn xưa có kích cỡ khá lớn.

    [​IMG]

    Một cửa hàng bán các loại rượu Tây, sữa ngoại.

    [​IMG]

    Dãy phố chuyên bán lạp xưởng, heo quay, xá xíu…của người Tàu

    [​IMG]

    Bán cơm trưa trên Đại Lộ Nguyễn Huệ (1966)

    [​IMG]

    Cửa hàng giầy dép và đồ lót.

    [​IMG]

    Chợ trời

    [​IMG]

    Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa.

    [​IMG]

    Trong một tiệm ăn ở gần chợ Gò Vấp năm 1920.

    [​IMG]

    Công chức Sài Gòn thời đó rất thích các tiệm mì của người Hoa.
     
    vienkeo and giahan like this.
  8. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những hình ảnh hiếm về
    ẩm thực vỉa hè Sài Gòn thế kỷ 20

    Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước.

    Giải khát

    [​IMG]

    Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh.

    [​IMG]

    Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon.

    [​IMG]

    Rau má và nước ngọt.

    [​IMG]

    Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết sơn thủy như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu.

    [​IMG]

    Xe nước mía.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    vienkeo and giahan like this.
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ẩm Thực

    Chùm ảnh: Ngược xuôi những gánh hàng rong

    Mặc cho đường phố vẫn ồn ào tấp nập, mặc cho những đổi thay của xã hội…nhưng công việc của những người bán hàng rong vẫn tiếp diễn ngày qua ngày.....


    [​IMG]

    Hình ảnh những gánh hàng rong như in khắc trên từng con phố, ngõ hẻm cho tới những công viên, trường học… Cuộc sống của những người bán rong thật khó khăn. Họ chạy vạy, bươn chải vì miếng cơm manh áo gia đình, vì sự học hành của con cái. Họ sải bước trên từng con phố dù trời nắng hay mưa, dưới ánh nắng chói chang của mùa hè hay cái lạnh giá của mùa đông


    [​IMG]

    Là những bước chân trên các con phố


    [​IMG]

    Trĩu nặng những gánh mưu sinh.


    [​IMG]

    Đó là những hàng cháo vỉa hè


    [​IMG]

    Những gánh hàng hoa muôn sắc


    [​IMG]

    Người bán rong ở mọi lứa tuổi. Có cả những cụ già vẫn miệt mài với gánh hàng rong


    [​IMG]

    Những cô, những thím ngày ngày rảo bước trên phố


    [​IMG]

    Hay những chú bán rong cọc cạch trên chiếc xe cũ


    [​IMG]

    Là ngày nắng


    [​IMG]

    ... Hay ngày mưa, những gánh hàng rong vẫn tần tảo những gánh ngược xuôi


    [​IMG]

    Là xế chiều.....


    [​IMG]

    Hay đêm muộn...


    [​IMG]

    Đáng thương những mảnh đời


    [​IMG]

    Ngày qua ngày, họ lại bắt đầu cuộc sống trên những con phố
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/10/13
    bachho and vienkeo like this.
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Ẩm Thực

    Nhọc nhằn những gánh hàng rong trên phố

    Mỗi gánh hàng rong ăm ắp hàng còn mang theo những câu chuyện cuộc đời nhiều nắng mưa...

    Đường phố Việt Nam náo nhiệt ồn ào với cơ man là xe cộ, những toàn nhà cao vút, cửa kính sáng choang... nhưng cũng trĩu nặng tâm tư với những gánh hàng rong đơn sơ, mộc mạc.
    Những chiếc quang gánh kĩu kịt, chiếc xe đạp cọc cạch hay đơn giản chỉ là chiếc thùng xốp mua lại từ hàng phế liệu cũng có thể trở thành công cụ mưu sinh của cả một đời người.
    Mỗi hàng rong gánh theo bao nhiêu là hàng hóa và gánh cả nắng mưa của phố xá đông người.
    Đi trên đường bắt gặp thật nhiều những cô, những chị tảo tần bên "quán hàng" lưu động rất Việt Nam mới chợt nhận ra phố xá sẽ mất đi một mảng màu đặc trưng nếu thiếu đi những gánh hàng rong ấy.

    [​IMG]

    Cô bán hàng rong rảo bước trên con đường mùa thu trải đầy lá vàng.

    [​IMG]

    Dù là Bắc hay Nam, đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong giản đơn.

    [​IMG]

    Bóng đổ trên đường đời.

    [​IMG]

    Rêu phong một góc phố.

    [​IMG]

    Một gánh hàng khoai thân quen trên các con phố.

    [​IMG]

    Những gánh hàng phở, hàng cháo đã khắc sâu vào tâm khảm những người sống ở phố.

    [​IMG]

    Cậu bé với khuôn mặt buồn thiu nghỉ ngơi bên hè phố.

    [​IMG]

    Ai bảo nghề bán hàng rong chỉ dành riêng cho phụ nữ?

    [​IMG]

    Vì đàn ông cũng "xông pha" ra đường bán đủ loại mặt hàng.

    [​IMG]

    Dù là ngày nắng...

    [​IMG]

    ... hay mưa, những gánh hàng vẫn đi về đều đặn trên phố.

     
    vienkeo thích bài này.
  11. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    vienkeo thích bài này.
  12. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay

    Phụ nữ Việt nam nói chung và phụ nữ Hà Thành nói riêng có một "năng khiếu đặc biệt" về buôn bán - Từ xưa đến nay vẫn luôn như vậy.

    "Phong cách" đi chợ: Chợ ngày xưa...

    Ở Việt Nam, chợ không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là 1 loại hình sinh hoạt văn hóa của người dân. Những khu chợ nằm khuất mình giữa bao nhiêu ngôi nhà của phố phường như một thực thể không thể tách rời của đô thị. Mỗi vùng đất có một cái chợ cho mình và lưu giữ những giá trị riêng. Trải qua những thăng trầm lịch sử và sự giao thoa về văn hóa, cách đi chợ của người Việt cũng ngày một khác.

    Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ (theo các nhà sử học, tên gọi này có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần), mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, là thị trường lớn nhất Việt Nam ngày ấy. Mà chợ Thăng Long thì bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta gọi "khu phố cổ."

    Nói đến chợ Hà Nội, người ta thường nhắc đến hai chợ: To và vui nhất có chợ Đồng Xuân và đặc biệt nhất là chợ Đuổi vì chợ này chỉ họp khi các chợ khác đã tan, nghĩa là đã bị đuổi chợ và họp ngoài trời.

    [​IMG]

    Những bức ảnh thời kì đầu cho thấy mặt tiền của chợ chưa được xây

    [​IMG]

    Cảnh buôn bán bên trong chợ Đồng Xuân, nơi mỗi cầu chợ được dành cho một ngành hàng.

    [​IMG]

    Hình ảnh chợ Đồng Xuân tháng Tư năm 1926

    Đa số những người đi mua bán tại các chợ ở Thăng Long - Hà Nội là phụ nữ. Các lái buôn và giáo sĩ phương Tây khi đến Việt Nam đều nhận xét là phụ nữ Việt nam nói chung và phụ nữ Kẻ Chợ nói riêng có một "năng khiếu đặc biệt" về buôn bán.

    Thời xa xưa ấy, chị em Hà Thành đi chợ với những thúng mủng, đôi quang gánh kẽo kẹt trên vai, cùng những chiếc nón lá hay nón quai thao duyên dáng. Các mẹ, các chị thường mang bế theo con nhỏ cùng đi, những đứa con lớn có nhiệm vụ mang đồ cho mẹ. Hàng hóa thời xưa cũng rất đa dạng, phong phú, từ hàng nông sản cho đến các mặt hàng thủ công nghiệp được bày bán thành các khu cầu chợ riêng rẽ.

    [​IMG]

    Chợ Hàng Da

    [​IMG]

    Chợ Bưởi

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các mặt hàng tại chợ rất đa dạng, phong phú...

    [​IMG]

    Người Hà Thành xưa đi chợ đều đội nón quai thao, trên vai là đôi quang gánh kẽo kẹt với đầy những thứ hàng hóa, vật dụng cần thiết.

    [​IMG]

    Trẻ em thường được người lớn đưa theo cùng khi đi chợ, những đứa con lớn sẽ "được" giúp mẹ mang đỡ đồ đạc.


    Phụ nữ thời xưa khi ra chợ thường cắp theo một chiếc rổ, rá hoặc thúng nhỏ đan bằng tre để khi mua hàng thì bỏ vào đó mang về. Nếu hôm nào mua nhiều đồ, nặng quá thì họ đội ở trên đầu. Một tay giữ cái thúng, tay còn lại đánh nhẹ theo mỗi nhịp bước nhẹ nhàng. Cái thúng đi chợ ấy còn bao công dụng khác nữa như để bánh trái, đồ ăn ngày giỗ, Tết. Rồi khi nhà lỡ hết gạo, các bà, các mẹ lại xách chiếc thúng ấy sang nhà hàng xóm vay tạm vài bơ về nấu cơm cho đàn con.

    [​IMG]

    Loại thúng đi chợ của các bà, các mẹ một thời.
     
    vienkeo thích bài này.
  13. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay

    Phụ nữ Việt nam nói chung và phụ nữ Hà Thành nói riêng có một "năng khiếu đặc biệt" về buôn bán - Từ xưa đến nay vẫn luôn như vậy.

    "Phong cách" đi chợ: Chợ thời bao cấp...

    Cùng với những biến cố lịch sử, khi đất nước bước vào thời kỳ bao cấp, chợ Hà Thành từ chợ phiên đã chuyển đổi hẳn sang một hình thức khác. Những năm tháng chuyển giao này, chợ vẫn được coi là hình thức mậu dịch hợp pháp. Việc mua bán diễn ra ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác, chị em phải đi từ rất sớm để xếp hàng, chờ được phân phát những nhu yếu phẩm cho gia đình.

    [​IMG]

    Việc mua bán được diễn ra ở các của hàng mậu dịch quốc doanh.

    [​IMG]

    Các bà, các chị phải đi từ rất sớm xếp hàng để mua được những nhu yếu phẩm cho gia đình.

    [​IMG]

    Cửa hàng giày dép.

    [​IMG]

    Cửa hàng tạp hóa.

    [​IMG]

    Các cô mậu dịch viên làm việc với phương châm phục vụ kiểu mẫu.


    Để mua được lương thực vào thời kỳ này cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để “xí chỗ” khi cửa hàng còn đóng cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi cửa được mở ra.

    [​IMG]

    Xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng. Thời kỳ này, xe đạp là phương tiện rất phổ biến dùng để đi lại.

    [​IMG]

    Cân hàng để phát


    Nhớ lại những kỉ niệm về thời kỳ này, thành viên có nickname cvn trên một diễn đàn chia sẻ: "Một bài nữa trong việc xếp hàng là các bà mẹ cho con nhỏ ra xếp hàng thay mình rồi lựa giờ mà chạy ra mua hàng. Nhưng không phải lúc nào các bà mẹ cũng ra đúng lúc. Rất nhiều lần tôi đi xếp hàng đong gạo, đến lượt mình rồi mà chẳng thấy mẹ đâu. Thế là đành phải tự mua. Người ta cân gạo cho mình (tôi nhớ nhà tôi khi đó mỗi tháng tiêu chuẩn đâu cỡ 50kg), cho vào bao tải. Rồi thằng bé (bé lắm, mới có khoảng 10 tuổi thôi, mà lại đói ăn nữa) tự ì ạch lôi bao tải ra sân, nhờ người giúp bê đặt lên gác-ba-ga xe đạp, trong khi mình thì cố đánh đu trên cái ghi-đông để xe khỏi chổng vộc. Kết cục thì hầu hết các lần đều phải bỏ cuộc vì cái xe nó cứ chổng vộc lên. Duy một lần tôi đèo được cái bao gạo về nhà, đến bây giờ vẫn còn nhớ như in cái cảm giác khi ngồi trên xe đạp... cái bao gạo đằng sau cứ lắc sang phải, sang trái. Cái bánh trước nó cứ không chịu bám xuống đường nên vừa nẩy nẩy, vừa ngặt trái ngoặt phải.... Phê lắm!!!"

    [​IMG]

    Quầy hàng giờ cao điểm. Chị em phải chen chúc trong dòng người xếp hàng mong được phân phát hàng trước.

    [​IMG]

    Xếp hàng chờ đo vải.

    Thời kỳ này, ở nông thôn cũng như ở thành thị, phụ nữ bắt đầu chuyển sang dùng làn, giỏ mây, giỏ cói… để đựng hàng hóa mà mình mua sắm. Bó rau mua xong là để vào làn, không cần túi gì bọc ngoài cả. Những thứ có mùi tanh như miếng thịt, miếng cá cắt xong được quấn vào tấm lá chuối hay lá rau bắp cải già. Vậy là chẳng cần đến bịch nilon, mọi người vẫn thoải mái mang đồ từ chợ về.

    [​IMG]

    Chiếc làn tiện dụng dần thay thế chiếc thúng đi chợ.

     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/13
    vienkeo thích bài này.
  14. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay

    Phụ nữ Việt nam nói chung và phụ nữ Hà Thành nói riêng có một "năng khiếu đặc biệt" về buôn bán - Từ xưa đến nay vẫn luôn như vậy.

    "Phong cách" đi chợ: Chợ thời nay...

    Những hình ảnh này giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của lớp người đi trước, và trong những câu chuyện kể của các ông bà với lớp người sau. Ngày nay, ngoài các chợ cóc, chợ phiên thông thường, chị em có thể thỏa thích mua sắm trong những siêu thị, trung tâm thương mại mát lạnh. Ngoài những giỏ xách thông thường, trong các siêu thị còn có những chiếc xe đẩy tiện lợi để chị em có thể vừa mang đồ, không tốn công tốn sức, vừa có thể cho con ngồi chơi trên xe trong khi chọn lựa.

    [​IMG]

    Ngày nay, các mẹ có thể thỏa sức mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại, với những chiếc xe đẩy tiện lợi...

    [​IMG]

    ... vừa để mang hàng hóa, vừa cho các con ngồi chơi trong lúc lựa đồ.

    Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chị em còn có thể mua sắm qua mạng (mua sắm trực tuyến/mua sắm online). Với đặc điểm nhanh, gọn, tiện lợi, hình thức mua sắm này hiện nay đang rất phát triển. Khi chị em cần mua bất cứ thứ gì, chỉ việc gửi pm (tin nhắn trong hệ thống diễn đàn), hoặc nhắn tin, gọi điện cho những trang bán hàng trực tuyến trên mạng, nếu xa thì chuyển phát nhanh toàn quốc 1 vài ngày là nhận được, nếu gần lúc sau là có người mang hàng đến tận nơi.

    [​IMG]

    Mua sắm online là xu thế của chị em thời nay - (Ảnh minh họa)

    Phương thức thanh toán: Từ trao đổi hàng hóa, tiền xu khoét lỗ, tem phiếu... đến thẻ tín dụng, thẻ ATM, thanh toán trực tuyến

    Phụ nữ xưa đi chợ có thể trao đổi hàng hóa với nhau hoặc dùng tiền giấy hoặc tiền xu để mua thực phẩm. Những đồng xu tròn khoét rỗng ở giữa được xâu lại thành từng xâu, được các bà, các mẹ cất trong những túi vải nhỏ giắt bên người. Ngoài ra, những tờ tiền giấy cũng được sử dụng rất phổ biến.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Những đồng tiền xu khoét lỗ được các chị cac mẹ dùng để chi trả cho phiên chợ

    [​IMG]

    Ngoài ra, tiền giấy cũng được lưu hành rất phổ biến.​


    Vào thời bao cấp, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Mỗi hộ gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hàng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá nhân từ 16-21 kg/tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu nhiều hơn. Trẻ em ngày ấy được gọi là “hộ ăn theo” căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ sẽ được hưởng khoảng từ 10-14kg/tháng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tem lương thực được sử dụng khi đi công tác. Với chiếc tem này, các bà nội trợ có thể đổi lấy các loại
    lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

    [​IMG]

    Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua dầu hỏa, củi, than...
    Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

    [​IMG]

    Phiếu mua thịt. Đây là phiếu có thể sử dụng được tại các cửa hàng bán thực phẩm mậu dịch quốc doanh trên cả nước.

    [​IMG]

    Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

    [​IMG]

    Tem mua vải. Tem này có thể dùng để mua vải hoặc mua sản phẩm may mặc.

    [​IMG]

    Phiếu mua vải. Mỗi năm, trung bình một người dân sẽ được mua khoảng 4m vải (tùy vào từng thời kỳ).

    [​IMG]

    Phiếu mua lương thực.

    [​IMG]

    Thời bao cấp, mỗi nhà được cấp một cuốn sổ lương thực như thế này, gần giống như sổ hộ khẩu hiện nay.

    Ngày nay, không còn cảnh xếp hàng chờ lấy từng thứ đồ như thời tem phiếu, thay vào đó, chị em có thể tự do lựa chọn những gì mình thích và chi trả bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, hoặc chuyển khoản ngân hàng. Những hình thức chi trả dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng này cũng khiến không ít chị em "lao đao" vì không kiểm soát được ngân sách của mình.

    [​IMG]

    Ngoài thanh toán bằng tiền mặt, hiện nay, chị em còn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng

    Những bữa cơm sau phiên chợ

    Đối với những gia đình khá giả, người phụ nữ đi chợ được thoải mái hơn trong việc mua bán. Bữa cơm tối là bữa quan trọng nhất - thường có nồi cơm lớn, nồi canh riêu cua, hay cá nấu mẻ, rổ rau luộc hoặc rau sống, chút cua rang, cá tép kho khế. Mọi thành viên trong gia đình không thể vắng mặt bữa cơm này.

    [​IMG]

    Bữa cơm của một gia đình khá giả

    Với người nông thôn, người phụ nữ đi chợ cũng rất vất vả bởi không có tiền, hoặc có rất ít nên bữa cơm trưa thường có rổ rau lớn, nước rau luộc với sấu, thịnh soạn lắm thì có nồi cá kho. Vào những ngày giáp hạt, bữa cơm thường chỉ có muối và rau, có khi là chút vừng lạc muối khá mặn.

    [​IMG]

    Bữa cơm gia đình nông thôn miền Bắc, bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20.

    Thời bao cấp, vì tất cả mọi thứ được phân phát theo tem phiếu, nên việc đi chợ của chị em rất khó khăn. Những thức ăn như thịt, cá... đều rất khan hiếm. Một suất cơm mậu dịch gồm bát canh, bát cơm và vài miếng đậu phụ hay thịt lợn bạc nhạc kho.

    [​IMG]

    Quầy thịt thời bao cấp

    [​IMG]

    Cảnh lấy cơm ở cửa hàng mậu dịch

    [​IMG]

    Bà nội trợ phải xoay xở khéo lắm mới có được một bữa cơm hoàn chỉnh thế này (Ảnh minh họa)

    [​IMG]

    Thời bao cấp, rất nhiều người phải ăn cơm độn khoai, sắn (Ảnh minh họa)


    Phụ nữ Hà Thành ngày nay không còn phải chịu đựng những khó khăn ấy nữa. Với nếp sống mới, dư dả hơn, tiến bộ hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại như hiện nay, chị em có thể lựa chọn cho gia đình những thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, thoải mái chọn mua thực phẩm để chế biến những món ăn ngon cho gia đình yêu thương.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chị em có thể lựa chọn thực phẩm và mọi loại hàng hóa từ những khu chợ...

    [​IMG]

    [​IMG]

    ... cho đến những siêu thị.


    Cuộc sống tất bật, hối hả, cuốn người ta đi xa những kí ức về ngày xưa. Những kí ức về một thời xưa cũ chỉ còn được các bà, các mẹ nhắc lại trong những câu chuyện vui, chuyện phiếm. Nhìn lại những thời xưa cũ mới thấy ngày hôm nay thật quý giá biết nhường nào, như thế, để mỗi người, biết trân trọng hiện tại hơn, và tận hưởng từng phút giây mình đang sống.

     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/13
  15. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội
    Hà Nội vào thu khiến cho lòng người như trầm lắng hơn, lãng mạn hơn, lặng mình thưởng thức nét đẹp dịu dàng, tinh tế của mùa thu...

    [​IMG]

    Góc dịu dàng của trời thu Hà Nội.

    [​IMG]

    Một góc phố Hàng Đào - Hà Nội trong tiết trời thu.

    [​IMG]

    Nắng trong vắt trải trên quảng trường Ba Đình.

    [​IMG]

    Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô lung linh trong nắng.

    [​IMG]

    Nắng vàng đọng lại trên lá.

    [​IMG]

    Cầu Thê Húc nghiêng nghiêng soi bóng.

    [​IMG]

    Nhành liễu duyên dáng rủ mặt hồ.

    [​IMG]

    Người dân tập trung bên hồ, thưởng thức không khí se se lạnh.

    [​IMG]

    Một cụ già đạp xe bên hồ.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
  16. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Chùm ảnh: Mùa thu- những ngày đẹp nhất của Hà Nội

    [​IMG]

    Những em bé này được mẹ khoác thêm áo để ấm áp hơn trong tiết trời thu se lạnh.

    [​IMG]

    Mùa thu - mùa của tình yêu, một cặp đôi trẻ hạnh phúc chụp ảnh cưới tại hồ Gươm.

    [​IMG]

    Người Hà Nội mưu sinh với gánh hàng hoa.

    [​IMG]

    Những gánh hàng rong ruổi khắp phố dường như đã trở thành một góc tâm hồn của Hà Nội.

    [​IMG]

    Họ rao bán những thức quà quen thuộc của mùa thu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Quả hồng vàng ruộm.

    [​IMG]

    Cốm - hương vị ngọt ngào của thu Hà Nội.

    [​IMG]

    Thiếu nữ Hà Nội dịu dàng trong tà áo dài trắng tinh khôi.

    [​IMG]

    Thu Hà Nội - đẹp dịu dàng và tinh tế đến ngây lòng người.

     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/13
  17. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian

    [​IMG]

    Đồn lính Pháp trong thành Hà Nội.

    [​IMG]

    Lính Pháp đang canh gác ở Hồ Tây.

    [​IMG]

    Quân Pháp chiếm điện Kính Thiên trong thành cổ làm nơi đóng quân.

    [​IMG]

    Toàn cảnh điện Kính Thiên.

    [​IMG]

    Từ phía ngoài nhìn vào Cửa Bắc thành Hà Nội.

    [​IMG]

    Cửa Bắc nhìn từ phía trong. Có thể thấy rất nhiều người Pháp đang có mặt ở Hà Nội.

    [​IMG]

    Thành Hà Nội nhìn từ vị trí phố Sơn Tây ngày nay.

    [​IMG]

    Một đồn lính trong thành Hà Nội.

    [​IMG]

    Một góc nhỏ Hà Nội xưa.

    [​IMG]

    Một cửa nhỏ dẫn vào thành Hà Nội.

    [​IMG]

    Từ đền Ngọc Sơn nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Ngôi nhà ở góc phải hiện nay vẫn còn tồn tại.

    [​IMG]

    Một nghĩa trang do người Pháp lập ra ở Hà Nội.

    [​IMG]

    Cầu Giấy thời xưa. Đây là nơi 2 viên sĩ quan Pháp đã tử trận lần lượt vào các năm 1873 và 1883. Con sông trong ảnh là sông Tô Lịch.​
     
  18. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian


    [​IMG]

    Phố cổ Hà Nội nhìn từ bên kia hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, chúng đã được thay thế bằng các ngôi nhà cao tầng đồ sộ.

    [​IMG]

    Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn nhìn từ bên kia hồ. May mắn là dáng vẻ cổ kính của chúng hiện vẫn còn được lưu giữ khá tốt.

    [​IMG]

    Đây chính là chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, đây là vị trí của Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lý Thái Tổ và UBND thành phố. Đó chính là vị trí đẹp nhất xung quanh hồ.

    [​IMG]

    Một ngọn tháp trong chùa Báo Ân xưa. Hiện tại chẳng còn chút dấu tích nào về cả ngọn tháp và ngôi chùa cổ.

    [​IMG]

    Toàn cảnh chùa Báo Ân nhìn từ hồ Hoàn Kiếm.

    [​IMG]

    Ngôi chùa nhìn từ phía cổng chính.

    [​IMG]

    Tháp Hòa Phong đã chứng kiến bao đổi thay lịch sử và đững vững tới ngày nay. Phía xa xa chính là tháp Rùa, một trong các biểu tượng của Hà Nội hiện tại.

    [​IMG]

    Cầu Thê Húc mộc mạc của ngày xưa. Bây giờ cây cầu đã được làm mới nhưng vẫn giữ nguyên vị trí cũ.

    [​IMG]

    Lối vào đền Ngọc Sơn.

    [​IMG]

    Một ngôi chùa xưa ở Hà Nội. Chẳng biết qua bao năm tháng, nó có còn văng vẳng tiếng chuông nữa hay không?

    [​IMG]

    Đền Voi Phục ở Cầu Giấy. Hiện tại ngôi đền vẫn còn và nằm ở góc công viên Thủ Lệ.

    [​IMG]

    Một ngôi chùa ở vị trí phố Thụy Khuê ngày nay. Con phố này vẫn giữ được nhiều đình, chùa cổ và các cổng làng theo kiểu xưa.​

     
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian

    [​IMG]

    Văn Miếu những năm cuối thể kỷ 19. Giếng nước trong ảnh là Thiên Quang Tỉnh hay còn gọi là Văn Trì, tượng trưng cho sức hấp thu tinh hoa trời đất của con người.

    [​IMG]

    Các hàng bia tiến sĩ trong Văn Miếu. Sau khi Pháp vào thành Hà Nội, vườn bia tiến sĩ này đã từng trải qua nhiều năm hoang phế.

    [​IMG]

    Một chợ bán đồ đồng ở Hà Nội xưa. Các khu bán hàng chuyên biệt đã từng tồn tại từ lâu đời, gắn với các làng nghề nơi đây. Hà Nội có làng Ngũ Xã nổi tiếng với nghề đúc đồng.

    [​IMG]

    Một góc chợ bán đồ sắt. Tới cuối thế kỷ trước, người Hà Nội vẫn ăn mặc theo cách rất truyền thống và những cách tân chỉ tới sau khi người Pháp đã đặt dấu ấn lên miền đất này trong thời gian dài.

    [​IMG]

    Các gian hàng trong chợ bán thuốc Nam. Hà Nội có một làng thuốc Nam nổi tiếng là làng Đại Yên (Ngọc Hà).

    [​IMG]

    Tiếp tục là một khu chợ bán kim chỉ. Hà Nội ngày nay cũng có một ngõ cụt mang tên Hàng Chỉ nằm ở phố Hàng Hòm.

    [​IMG]

    Phố Hàng Gai xưa, sự sầm uất và khang trang của nó đã có từ lâu đời.

    [​IMG]

    Một khu chợ bán đồ mây tre đan với cổng vào kiểu truyền thống. Những cổng chợ như thế này hiện giờ gần như không còn tồn tại.

    [​IMG]

    Một phiên chợ với đúng chất “buôn thúng bán mẹt” của dân gian xưa.

    [​IMG]

    Một dãy phố rất ngăn nắp của Hà Nội hơn 100 năm trước.

    [​IMG]

    Khu chợ bán đồ gốm sứ. Ở bên kia sông Hồng, Hà Nội có một làng gốm sứ nổi tiếng. Chính là làng Bát Tràng đấy!

    [​IMG]

    Khu bán gỗ thời xưa. Gỗ thường được chở bằng thuyền, bè xuôi theo sông Hồng từ thượng nguồn về.​

     
  20. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian

    [​IMG]

    Một khu phố chợ với các nếp nhà khá giống nhau. Dù không sang trọng hay hoành tráng nhưng Hà Nội xưa lại có sự nhất quán trong thiết kế, điều mà ngày nay chúng ta không còn giữ được nữa. Với tình trạng đất chật người đông, dạng nhà "hình ống" là phổ biến nhất.

    [​IMG]

    Một con đường trong nội thành nhưng lại đậm chất làng quê. Mãi tới những năm gần đây, Hà Nội vẫn còn những “làng trong phố” như thế này.

    [​IMG]

    Một khu vực ven đô của Hà Nội xưa. Cảnh tượng này có thể bắt gặp vào thời điểm hiện tại ở nhiều vùng quê.

    [​IMG]

    Cảnh ven đô sau một cơn bão. Các ngôi nhà tranh tre lụp xụp của dân nghèo không thể đứng vững trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

    [​IMG]

    Những ngôi nhà của gia đình theo Công giáo thời xưa. Tôn giáo này đã theo chân người Pháp vào Việt Nam, trước hết là ở các vùng ven biển và sau này lấn sâu vào những nơi như ở Hà Nội.

    [​IMG]

    Thú chơi cây cảnh của người Hà Nội đã có từ rất lâu và còn trở thành một biện pháp tu dưỡng tinh thần.

    [​IMG]

    Một xóm làm giấy ở ven đô. Hà Nội có làng Yên Thái với nghề làm giấy dó nổi tiếng một thời.

    Chắc ai cũng nhớ câu ca dao này nhỉ:

    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
    Mịt mù khói tỏa ngàn sương
    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
    "Nhịp chày Yên Thái" ở đây chính là tiếng chày giã bột dó để làm giấy đấy!

    [​IMG]

    Một làng chài nằm ven sông. Cuộc sống của người dân vạn chài không có nhiều thay đổi dù hơn 1 thế kỷ đã trôi qua.

    [​IMG]

    Những ngôi nhà lợp mái rơm rạ, cửa đan nong như thế này vẫn có thể bắt gặp ở nhiều miền quê ngày nay.

    [​IMG]

    Cảnh một ngôi làng ven Hồ Tây. Ngày nay diện tích của hồ đã bị thu hẹp rất nhiều do các hoạt động của con người. ​