Bảng Ngũ Hành Nạp ÂM - Quái Số

Thảo luận trong 'Phần Mềm Xổ Số - Phát Hiện - Phát Triển' bắt đầu bởi anhhoa22, 24/12/12.

  1. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Thế Quái


    Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.



    Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).



    Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói :” Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:



    KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,

    CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
    TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
    GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.

    Có nghĩa là:



    -Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).



    -Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.



    -Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.



    -Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.



    Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.



    Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:



    "TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,

    NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
    CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
    DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
    DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
    Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
    Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
    Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
    Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
    Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
    Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
    Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
    Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
    Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."


    Tạm dịch:



    TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),

    NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
    CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
    DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
    DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
    Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
    Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
    Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
    Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
    Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
    Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
    Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
    Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
    Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.


    Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:



    - TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.

    - KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
    - TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
    - CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
    - DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.


    Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:



    - Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.


    - Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.


    - Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.


    - Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.


    - Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.


    - Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.


    - Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.


    - Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.



    Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/1/13
  2. hungvt1983

    hungvt1983 Thần Tài

    Nguyên văn bởi Q_PY400 [​IMG]
    lúc sáng anh có pos theo âm dương 8 cửa đó nhìn đi mấy ngày nay ghép vô xỉu chủ hết đó chép lại cho rõ đưa vô tài liệu đi, còn bảng tiết khí anh đang nghiên cứu, em lục xem có bảng nào nữa ko anh đọc rồi dò ra cũng được thôi
    1-càn-6
    2-đoài-7
    3-li-9
    4-chấn-3
    5-tốn-4
    6-khảm-1
    7-cấn-8
    8-khôn-2
    9-0-cung trung-5-0
    bảng này là để ghép xỉu chủ nè chép lại cho rõ đi

    Anh ơi cho e hỏi ngày mai là Nhâm Thân ( khôn) sinh ra càn ,đoài vậy mình ghép xỉu chủ là 6-7 hả a?
     
  3. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    OK ... mai Huynh Q - bady lọc ghép xỉu chủ cho tham khảo 2 ng` đó
     
  4. hungvt1983

    hungvt1983 Thần Tài

    pp này đúng là chuẩn nhưng ngặt nỗi em để ý thì thấy toàn về đài phụ mà chỗ e không ghi đài phụ mới đau chứ :115:
     
  5. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    BÀI PHÚ VỀ VẠN VẬT
    (Vạn vật phú)
    Nhân bẩm âm dương, quái phân tiên hậu.
    Đạt thì vụ giả, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật.
    Quan vật Lý giả, tĩnh tắc hồ địa, động tắc hồ thiên.
    Nguyên phu vạn vật hữu số, dịch số vô cùng.
    Động tĩnh khả tri, bất xuất vu huyền thiên chi ngoại.
    Cát hung tất kiến, mạc đào hồ hào tượng chi trung.
    Vị thành quái chi tiền, tất hư tâm nhi cầu ứng;
    Ký thành quái dĩ hậu, phục quan khắc ứng dĩ vi đoán.
    Thanh âm ngôn ngữ, bàng nhân sấm triệu,
    Đương ngộ hành ảnh vãng lai, ngã tâm chỷ thật giai thị,
    Cực kỳ lục hào dĩ định, tam thiên ký sanh,
    Thủy tầm quái tượng chi đoan, chung trắc khắc ứng chi lý,
    Tất tu bằng ngã nhỹ mục chi văn kiến.
    Vị thành quái nhi văn kiến chi, nãi dĩ sanh chi sự,
    Ký định quái nhi quan sát chi, nãi vị lai chi ky.
    Hoặc văn hà xử huyên nháo, chủ hữu đẩu tranh;
    Hoặc thính thử gian tiếu ngữ, tất phùng cát khánh.
    Kiến phụ đề thán, kỳ gia âm tiểu hữu tai;
    Đông chí quân lai, tất hữu quan ti từ tụng.
    Hoặc phùng gia tỏa nhi gia tỏa lâm thân;
    Thảng ngộ tiên trượng nhi tiên trượng tất chí.
    Nhược đồ nhi phụ nhục, thử vi cốt nhục hữu tai;
    Thảng phùng huyết quang, nhi hựu khủng tai vu tư súc,
    Sư vu dược nhị, bệnh hoạn lâm môn.
    Kiến bí tắc hữu phạm gia tiên, phùng tửu tắc khiếm thần nguyện.
    Âm nhân chí tắc nữ tử hữu ách, dương nhân chí tắc nam tử đương tai.
    Hựu tu bát quái trung phân, bất khả nhất lệ nhi luận.
    Quái cát nhi hào tượng hựu cát, họa hại chung vô;
    Quái hung nhi hào triệu diệc hung, họa hại nan miễn.
    Phi ma đái hiếu, tất nhiên hiếu phục lâm đầu;
    Trì trượng nhi hào, định chủ hào khấp mãn thất.
    Kỳ nhân ưu, chung thị vi ưu;kỳ nhân hỷ, chung thị vi hỷ.
    Cố đương quan sắc sát hành, dĩ vi quyết ý đoán tâm.
    Kỳ hoặc cổ nhạc thanh huyên, hựu kiến tửu bôi khí mãnh,
    Nhược bất nghênh hôn thú giá, định tu hội khách yến hàm.
    Dục tri ứng vu hà nhật, tu quan hào tượng trị số,
    Tốn ngũ nhật nhi Khôn bát nhật, Ly tam triêu nhi Khảm lục triêu.
    Ứng viễn, tắc toàn quái tương đồng;
    Ứng cận, tắc các thì các đoán,
    Giả như thiên địa phủ quái, thượng thiên nhất nhi hạ địa bát,
    Thiết nhược trạch hỏa cách quái, thượng Đoài nhị nhi hạ Ly tam,
    Y thử loại thôi, vạn vô nhất thất.
    Thử nhân vật chi triệu, sát chi khả thôi dã.
    Cập kỳ điểu thú chi ứng, nhưng nghiệm chi hữu chuẩn,
    Tước táo nhi hỷ sắc dĩ động, nha minh nhi họa sự tương lai.
    Ngưu dương trư khuyển chi loại, nhật thần bất kiến,
    Kim nhật ngộ chi, lục súc hữu tổn.
    Mộc nhật kiến trư, dưỡng trư tất thành,
    Canh nhật kiến kê minh, đinh nhật kiến dương quá,
    Thử nãi hung nhận chi sát.
    Dĩ nhật trị mã lai,
    Nhâm nhật hữu trư quá, thử giai thực lộc chi triệu.
    Kiến cát triệu nhi bách sự hanh thông, phùng hung sấm nhi chư sự trở trệ.
    Hoặc nhược cầu tài vấn lợi, tu bằng khắc ứng.
    Dĩ ngôn quỹ tương vi tàng tài chi dụng, thằng tác vi xuyên tiễn chi vật.
    Phùng kim bạch bảo hóa chi loại, lý tất hữu thành,
    Ngộ đao nhận kiếm cụ chi khí, tổn tắc vô ích,
    Hựu khán nguyên quái, bất khả chấp nhất.
    Phùng tài nhi hữu tài, vô tài diệc vô ích.
    Phàm vật thành khí, phương hệ đắc toàn,
    Khuyết tổn phá toái, hữu chi bất túc.
    Hoặc vấn hôn nhân, lý diệc tương tự.
    Vật đoàn viên, chỷ nhật nhi thành;
    Vật phá tổn, trung đồ trở chiết.
    Thử hựu thị nhất gia.
    Văn áo tư lý minh, vạn sự chiêu nhiên.   
    Phùng tử thán chủ ưu, chiết mạch chủ bi.
    Mễ tất kỳ, đậu tất thương.
    Mạt dữ hài, vạn sự hòa hài;
    Kỳ dữ dược, dữ nhân kỳ ước.
    Phủ cứ tất hữu tu tạo, lương trữ tất hữu viễn hành.
    Văn cầm minh, mưu sự hư thuyết;
    Thính cổ thanh, giao dịch không hư.
    Thức mục nhuận tiệp, nội hữu khốc khấp chi sự;
    Trì đao kiến huyết, ngoại hữu cổ độc chi giảng.
    Khắc ứng ký minh, ẩm thực đồng đoán.
    Kiến thủy vi ẩm thực tửu thang, ngộ hỏa vi tiên pháo khảo chích.
    Kiến mễ vi nhất phạn chi đắc, đề hồ vi chước bôi chi lễ.
    Thủy nãi ngư hạ thủy trung vật vị, thổ nãi ngưu dương thổ nội thái sơ.
    Khương diện vi lục tân tân khổ vị lạt canh, đao châm nãi đổng tinh mỹ vị.
    Thử tam thiên chi khắc ứng, vạn vật chi xu ky.
    Năng đạt thử giả, thượng kỳ bí chi.
     
    cantiennuoivo, DAINGOC68 and Q_PY400 like this.
  6. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Người có âm dương, quẻ chia tiền hậu
    Gần lấy thân, xa lấy vật, ấy đạo mới thành
    Vật lý chỉ rằng, tĩnh ở đất mà trời thì động
    Vạn vật có số, Dịch số biến hóa vô cùng
    Động tĩnh phải tường, cơ trời khôn vượt
    Dữ lành phải tỏ hết phép tượng hào
    Khi quẻ chưa thành phải hư tâm cầu ứng
    Quẻ đã thành rồi, tất xem khắc ứng mà suy
    Âm thanh, tiếng nói tên người đều là điềm báo
    Gặp hình ảnh lại qua do tự lòng mình
    Khi lục hào đã định, tam thiên cùng sinh ra vậy
    Tìm đầu cuối quẻ tượng, đoán ra khắc ứng mới nên
    Quẻ báo điềm lành, miền vui ắt đến
    Nếu là điềm dữ, báo nỗi buồn lo
    Muốn biết việc của người, phải bằng tai nghe mắt thấy
    Khi chưa thành quẻ, nghe thấy điều gì phải định
    Có quẻ rồi, xét xem vẫn là chưa tới thời cơ
    Nơi nào rắc rối ồn ào, ấy là nơi tranh cạnh
    Đâu vui vẻ nói cười, chốn ấy ắt có điềm lành
    Đàn bà gào khóc là trong nhà có điều oan khuất
    Từ phương Đông lính đến, ắt là có chuyện kiện thưa
    Gặp gông cùm là điềm báo thân sắp tù tội
    Thấy gậy roi chắc rồi sẽ bị đập đánh
    Thấy đồ tể thịt xương đầy gánh tất có nạn bị thương
    Gặp máu tươi sẽ có tai nạn gây ra vì súc vật
    Gặp thầy đồng cốt, thầy thuốc tất có bệnh lan tràn
    Nghe lời nói nịnh, ắt phạm gia tiên
    Nếu thấy rượu thì biết sai lời thần linh
    Đàn bà đến nữ nhân thọ ách
    Đàn ông vào nam tử mang tai
    Cần biết chung trong tám quẻ
    Không bất cứ riêng luận quẻ nào
    Quẻ lành hào tượng cũng lành, lo gì hoạn nạn
    Quẻ dữ điềm báo sẽ hung, tránh đâu cho khỏi cái tai ương
    Gặp người mặc áo tang, tất có việc hiếu phục
    Cầm gậy ra lệnh, ắt nhà đầy tiếng khóc
    Thấy người buồn chủ cũng đeo sầu
    Thấy người vui ắt chủ có niềm vui sắp đến
    Vậy phải nhìn mặt, xem hình mà quyết đoán ý tâm
    Gặp người vừa đánh trống vừa reo, thấy rượu trong vò trong chén
    Phi nghênh hôn cưới hỏi, ắt là tiếp khách mừng vui
    Muốn biết ứng lúc nào, hãy xem tự số hào tượng
    Mồng năm là Tốn, mồng tám là Khôn
    Ngày ba Ly ngày sáu Khảm
    Lại xem khắc ứng xa gần, hẳn cùng quẻ giống nhau
    Điềm ứng gần, hẳn mọi quẻ cùng đoán
    Như quẻ Thiên Địa Bỉ, trên Thiên một dưới Địa tám
    Như quẻ Trạch Hỏa Cách trên Đoài hai dưới Ly ba
    Cứ thế mà suy, muôn một nào có sai đâu
    Điềm triệu của người vật cứ suy và từ quan sát
    Thì với chim với thú vẫn linh nghiệm như thần
    Chim khách báo, niềm vui đã đến
    Nghe tiếng quạ kêu, điềm báo điềm họa tai
    Sáng ra chẳng thấy lợn chó trâu bò
    Ngày kim gặp cảnh đó tất lục súc ốm đau
    Ngày mộc gặp lợn, nuôi lợn tất thành
    Ngày canh thấy gà gáy, ngày đinh thấy trâu qua, tất có chuyện giết chóc
    Ngày tý có ngựa chạy đến, ngày nhâm có lợn qua, là điềm sắp có lộc to
    Thấy điềm lành, trăm sự hanh thông, gặp điềm dữ mọi điều trắc trở
    Muốn cầu tài lộc phải dựa vào khắc ứng làm đầu
    Hòm tủ cất tiền của, sợi dây để xâu tiền là vậy
    Thấy vàng bạc, lúa, vật quý thì nên
    Thấy mác dao mâu kiếm ắt va vào nơi tổn hại
    Phàm vật thành đồ, vuông thì được vàng
    Gặp đồ đứt vỡ rạn nứt, có nhưng rất ít
    Về chuyện hôn nhân cũng vậy mà thôi
    Vật vuông tròn việc cũng vuông tròn, vật hư hỏng giữa đường hư hỏng
    Phải nghe phải thấy, sự lý rõ ràng trăm việc có sai đâu
    Thấy củi than chủ lo âu, thấy lúa ngã chủ bi ai
    Thấy gạo là tốt, thấy đậu tất thương
    Thấy giày thấy dép chủ mọi việc nên
    Thấy cờ, thấy thuốc, cùng người ước hẹn
    Thấy búa, rìu, cưa, đục ắt có việc tu tạo
    Cơ trử lương thực là triệu đi xa
    Nghe chim kêu mưu sự chỉ là nói hão
    Nghe tiếng trống, giao dịch hư không
    Lau mặt, dụi mày là triệu khóc rống
    Cầm dao thấy huyết, ngoài có trùng độc
    Khắc ứng rõ ràng, ẩm thực phân minh
    Gặp nước sẽ được rượu chè đánh chén
    Gặp lửa tất có chuyện nấu nướng, rán xào
    Gặp gạo hẳn là có cơm chắc chắn
    Mang bình là dự tiệc rượu không sai
    Thủy tức được ăn đồ cá tôm, hải vị
    Thổ thì được ăn thịt trâu dê và rau, miến canh.
    Thấy dao chày đá, được ăn thịt nướng
    Ấy là khắc ứng tam thiên, huyền vi vạn vật
    Ai mà đạt được điều trên
    Hãy nên gìn giữ bí mật
     
  7. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

     
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    MẠNG HỎA


    MÀU HỢP : ĐỎ, XANH.

    Phúc đăng, Lô trung dữ Sơn đầu
    Tam hóa nguyên lại phách thủy lưu
    Thiên thượng, Tích lịch, Sơn hạ hỏa
    Thủy phùng như tướng ngộ vương hầu



    3 loại Phúc đăng hỏa, Lô trung hỏa, Sơn đầu hỏa đều đại kỵ thủy mệnh, nếu gặp nước thì 3 loại lữa ấy tắt ngay.

    Còn Thiên thượng hỏa, Sơn hạ hỏa, Tích lịch hỏa thì cần phải phối hợp với người có mệnh Thủy. Bởi vì 3 loại hỏa này gặp thủy thì càng rạng rỡ thêm ra cũng như bậc tướng gặp được vương hầu.

    Tích lịch hỏa lữa sấm sét, chợp
    Cần: thiên hà thủy để biến ra vân vũ
    có khả năng dưỡng mộc, làm chất vi lượng thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ cây mới đủ chất. Các loại mộc ưa Tích lịch hỏa.


    Lô trung hỏa
    Lò, âm dương là than nung nấu Càn – Khôn.
    Kỵ : Thủy
    Rất ưa Mộc : làm chất đốt, Bạch lạp kim: lấy kim làm chổ ứng dụng, có kim thì Lô trung hỏa mới tỏ uy quyền.

    Phúc đăng hỏa

    ánh lữa đèn đựng trong kim khó tỏa chiếu.
    Kỵ thủy
    Ưa mộc:
    lấy mộc làm bấc (tim đèn)
    Lấy Thủy làm dầu, là thủy đào lên: tỉnh tuyền thủy, không phải Đại khê thủy, Đại hải thủy, Thiên hà thủy : gặp các thủy này đèn sẽ bị tắt. Gặp can chi âm (thí dụ: Ất Dậu thì tốt )
    Sợ: xung, phá.

    Thiên thượng hỏa
    lữa ấm áp làm sông núi sáng sủa, cần mộc nhất là Đại lâm mộc.


    Sơn đầu hỏa
    lữa khai hoang đốt rừng: thiêu rừng xong cần thủy để đất khỏi khô. Ưa : thiên hà thủy.
    Hỏa nầy phải nhờ mộc đại : Đại lâm mộc, tùng bách mộc mới cháy, nếu chỉ có thổ , Sơn đầu hỏa trở thành vô dụng.


    Sơn hạ hỏa
    lữa lập lòe đom đóm huỳnh hỏa chiếu mộc.
    Gặp mùa thu càng quý (tuổi Bính thân , Đinh dậu sinh mùa thu : tốt )
    Cần : tỉnh tuyền thủy, giản hạ thủy, thiên hà thủy để phản chiếu hào quang.
    Sợ tích lịch hỏa : tiêu diệt ánh sáng của nó, đây là cách lưỡng hỏa hỏa diệt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/1/13
  9. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    MẠNG KIM



    Sa trung, Kiếm phong lưỡng ban Kim
    Mộc mạng nhược phùng tức khắc hiềm
    Ngoại hữu tứ Kim giai kỵ hỏa
    Kiếm, Sa vô hỏa bất thành hình.



    Nếu là Kiếm phong kim và Sa trung kim thì cũng nên phối hợp với nông nghiệp có mạng hỏa. Bởi vì Kiếm phong kim và Sa trung kim không có lữa thì không thành vật hữu dụng. Ngoài ra, Kiếm phong kim, sa trung kim đại khắc với mộc mạng vì gặp phải có hình kỵ. còn 4 thứ kim khác : Hải trung kim, Bạch lạp kim, Thoa xuyến kim, kim bạc kim đều kị hỏa nhưng khắc mộc nhẹ hơn.


    Kim bạc kim
    Sợ : Lô trung hỏa, gặp phải Lô trung hỏa thành bạc nhược, thành than.
    Ưa : Thiên thượng hỏa (lữa mặt trời), làm sáng bóng, chói lọi.

    Bạch lạp kim và Sa trung kim

    Kết hợp với Lô trung hỏa mới tốt.


    Kiếm phong kim
    :Ưa: Đại khê thủy, làm cho sắc kim được nhuận.Cần: Tích lịch hỏa, để tôi luyện.Kiếm phong kim và Sa trung kim phải nhờ hỏa mới nên vật quý.



    Thoa xuyến kim
    Ưa: Tỉnh tuyền thủy (nước trong giếng) và Giản hạ thủy (nước dưới khe). Hai thủy này trau chuốt cho Thoa xuyến kim.
    Sợ : Thiên hà thủy (nước mưa), Đại hải thủy. Hai thủy này làm yếu chiết, bần hàn, làm rơi , mất tích.
     
  10. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member


    MẠNG MỘC



    1. BÌNH ĐỊA MỘC:
    Bình địa mộc trung chi nhất sinh
    Bất phùng Kim giả bất năng thành
    Ngũ ban biệt Mộc kỵ kim loại
    Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh.
    Trong 6 loại thuộc mạng Mộc, chỉ có 1 Bình địa mộc không sợ Kim, trái lại cần phối hợp với Kim để trở thành vật hữu dụng. Còn những Mộc khác như: Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Đại Lâm Mộc đều rất sợ Kim.
    Xem về tuổi vợ chồng, nếu 5 Mộc còn lại đó kết hợp với Kim tất bị nghèo khổ hay phải sinh ly tử biệt.
    BÌNH ĐỊA MỘC : cần Thiên hà Thủy, Kiếm phong Kim ( để trở thành đồ dùng).

    2. TANG ĐỐ MỘC :
    Cần : Sa trung thổ: đất bồi do sông biển để được xanh tốt. Thiên hà thủy: nước mưa, sương trong để cho gốc rể được nhuần; các loại thổ và thủy khác làm giảm hiệu lực của Tang Đố Mộc.

    3. TÙNG BÁCH MỘC:
    Ưa : Thiên hà thủy, Đại khê thủy : nước mưa, nước khe lớn.
    Sợ: Lô trung hỏa ( đốt cháy nó).

    4. ĐẠI LÂM MỘC:
    Cần : nhiều Thổ, Thiên thượng hỏa ( lữa mặt trời nuôi dưỡng)
    Ưa : Kiếm phong kim: để đẽo gọt thành dụng cụ, Thủy nuôi dưỡng như Thiên hà thủy.
    Sợ : Đại hải thủy, Đại khê thủy : làm thúi rễ.

    5. DƯƠNG LIỄU MỘC:
    Cần : Sa trung thổ. Tỉnh tuyền thủy: nuôi dưỡng nó nhẹ nhàng thấm xuống do đó mạnh khỏe.
    Sợ: Đại dịch thổ: làm nó khó sống. Lộ bàng thổ: làm mất vẻ kiêu sa của Dương liễu mộc.

    6. THẠCH LỰU MỘC:
    Ưa : Thành đầu thổ, Ốc thượng thổ : ưa thổ thành khí, lắm hạt nhiều con.
     
  11. konkhj109

    konkhj109 Banned

    huong dan ca do bong da tren mang
    huong dan ca cuuoc bong da online
    huong dan ca cuoc bong da tren mang
    huong dan ca do bong da truc tuyen
    huong dan ca cuoc bong da truc tuyen
    huong da ca do qua mang
    huong dan ca cuoc qua mang
    huong dan choi danh bai an tien tren mang
    cach mo tai khoan ca do onlin
     
    cantiennuoivo thích bài này.
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member



    Lộ bàng, Đại dịch, Sa trung thổ
    Đắc mộc như đạt thành vân lộ
    Ngoại hữu tam bang phách mộc gia
    Phùng chi tất mạng tu nhập mộ

    3 loại Thổ: Lộ bàng thổ, Đại dịch thổ, Sa trung thổ không sợ mộc, được phối hợp với mộc thì sự nghiệp rạng rỡ phát đạt mọi đường. Chỉ có : Thành đầu thổ, Bích thượng thổ, Ốc thượng thổ là rất kỵ với mộc, nếu gặp mạng mộc thì không khác nào thân chôn dưới đáy mồ.


    BÍCH THƯỢNG THỔ:

    Sợ : Thiên thượng hỏa, Đại hải thủy (lụt lội gây đổ nát)

    THÀNH ĐẦU THỔ:
    Ưa : Lộ bàng thổ: bao quanh phù trợ. Hỏa: để khai phá nếu không có Lộ bàng thổ. Thủy : vì sơn thủy làm cho Thành đầu thổ mang vẻ oai nghiêm.


    SA TRUNG THỔ: đất bồi thanh tú.
    Cần : các loại kim nuôi dưỡng cho thành đất tốt. Thiên thượng hỏa : chiếu thêm màu mỡ.


    LỘ BÀNG THỔ: cần nhất là nước, thủy : có nguồn tưới đều đều: giản hạ thủy, tỉnh tuyền thủy và thiên hà thủy.
    sợ : Đại hải thủy: không có khả năng tưới thấm Lộ bàng thổ mà chỉ có phá phách , kéo trôi tất cả chất màu mỡ.

    ĐẠI DỊCH THỔ:đường lớn, đất bằng phẳng nối liền 9 châu, giao thông vạn quốc. Cần: Lộ bàng thổ phù trì cho, trường lưu thủy : nước sông bao quanh và núi cao để tạo quý cách. Đại dịch thổ này gặp mộc làm cho thanh quý vẽ vang..

    ỐC THƯỢNG THỔ: ngói lợp
    Nhờ hỏa mệnh : Lô trung hỏa và sơn đầu hỏa. Cần đại lâm mộc: làm giá đỡ, bình địa mộc cho thêm trang nhã.
     
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    MẠNG THỦY


    Đại hải thủy, Thiên hà thủy lưu
    Nhị ban bất dữ thổ vi cừu
    Ngoại giả đô lai toàn kỵ thổ
    Phùng chi y lộc tất nan cầu

    Đại hải thủy và Thiên hà thủy không sợ thổ, gặp thổ mệnh phối ngẫu càng mau hiển đạt. Còn 4 loại thủy khác : Giản hạ thủy, Trường lưu thủy, Tỉnh tuyền thủy, Đại khê thủy đều kỵ thổ, nếu phối ngẫu rất nghèo khổ và vất vả cuộc đời.


    * Giản hạ thủy:

    nước mà nguồn chãy thành thác, thành suối trong sạch, tinh khiết.
    - Cần: sa trung kim: cần kim dưỡng tốt nhất.
    - Cần: sa trung thổ: mới hay, đất làm thanh thản.
    - Sợ: lộ bàng thổ, đại dịch thổ: làm cho giản hạ thủy bị vẩn đục.

    * Đại khê thủy:
    Nước khe lớn, sóng cả nhấp nhô
    – Cần có nơi nước chãy về: Đại hải thủy.
    - Cần nguồn nuôi dưỡng là Kim mệnh.
    - Sợ sự rung động khiến nó thành phiêu lãng, kỵ sấm sét bão phong..

    * Trường lưu thủy:
    nước chãy thao thao vô cùng tận về biển Đông, cần Kim nuôi dưỡng.
    cần Thổ dụng để thành lòng sông là sa trung thổ.

    * Thiên hà thủy:
    Nước mưa tưới vạn vật tốt tươi.
    Không sợ thổ.
    vô ích với kim vì nó chẳng làm cho kim của đất sinh, nên gặp kim vô ích. Đi với Tích lịch hỏa thì hơn để biến ra vân vũ.

    * Đại hải thủy:
    Ưa: các thủy khác.
    cần: Thiên thượng hỏa chiếu xuống làm thành cách : ” thủy bổ dương quang”.

    * Tỉnh tuyền thủy:
    nước giếng mát sạch
    Ưa: Kim vì do kim tiết ra nhưng phải là chất kim ôn hòa như thoa xuyến kim, bạch lạp kim, sa trung kim, không phải kim sát phạt: kiếm phong kim..
    cần Mộc phát xuất: bình địa mộc, không cần tang đố mộc
     
  14. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    1. Tương Sinh : * Mệnh nữ tương sinh Nam (sinh nhập) : thật là tốt, vợ chồng lấy nhau hoà thuận hạnh phúc. phúc lộc nhiều, tuổi thọ song toàn, con cái khá giả mọi sự đều tốt.
    * Mệnh Nam tương sinh ra nữ gọi là (sinh xuất) : = tốt, kém hơn so sinh nhập
    2. Tương Khắc : * Mệnh Nam tương khắc nữ gọi là (khắc xuất) : là thuận lý Âm Dương, cũng chấp nhận được. * Mệnh Nữ khắc Nam gọi là (khắc nhập) : thì thật là xấu không nên lấy nhau
    3. Tỷ hòa : Nam và nữ cùng một Mệnh giống nhau gọi là tỷ hoà, cũng có thể lấy được (có khi lại rất tốt) tùy trường hợp cụ thể – xem phân tích ở dưới
    1. Ngũ hành Nam nữ mà tương sinh là tốt nhất, mà sinh nhập thì tốt nhất, thầy bói nào gặp case này đều cho là tốt, nhưng cũng chưa hẳn là tốt nhé. Ví dụ như : mệnh của vợ là Đại hải thuỷ (nước biển lớn), mệnh chồng là Bình địa mộc (cây đồng bằng hay cây rau muống?) : Thủy sinh Mộc vậy mà hai tuổi này lấy nhau thì lại 0 tốt nhé (vì nuớc mặn mà dưỡng cho cây bình địa ) thì cây nào cũng chỉ có từ ngắc ngoải cho đến chết mà thôi. Vì vậy nếu các bạn không biết một cách sâu thì nên hỏi các chuyên gia. Khi xem tuổi cần tinh thông và hiểu sâu rộng về ngũ hành, có kiến thức về khoa học tự nhiên, có kiến thức về chính trị - văn hóa - xã hội và phải bình tĩnh thận trọng, nhưng một điều quan trọng nhất là không được chủ quan nhé.
    2. Ngũ hành Nam nữ tương khắc với nhau (có câu : “chồng khắc vợ thì sang, vợ khắc chồng thì gian nan cả đời “ vì chồng là chủ của gia đình khắc vợ thứ yếu là hợp lý âm dương, hợp lẽ trời đất ) có nhiều người cho là khắc thì xấu nhưng cuộc sống lại trớ trêu lắm … không phải cứ khắc là xấu mà có khi lại cực tốt nhé nếu để ý và biết phân tích 1 chút nhá. Chồng mệnh Đại Hải thủy (nước biển lớn) khắc vợ Thiên thượng Hỏa (lửa trên trời) nhưng thủy nước biển khó khắc ánh sáng mặt trời, ngược lại biển có ánh sáng mặt trời càng đẹp lung linh nên luận ra lại là tốt, 0 phải xấu nhé.


    Kể cả Ví dụ như : Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi Thiên Khắc, Địa Xung thì lại xấu – cái này là cực xấu nhá (Ví dụ Nhâm Thân, Qúi Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm Qúi hành Thủy khắc Bính Đinh hành Hỏa (tức là Thiên khắc), Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau (tức là Địa Xung) nên khắc rất xấu.


    Bảng thống kê lưu ý 1 số mệnh khắc như sau :


    Ngũ hành tương khắc Bình và giải thích Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa không khắc được.


    Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyen Kim thì phải nhờ Hỏa (lửa) tôi luyện mới nên lợi khí.



    Bạch lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kị Hỏa“

    Sa Trung Kiếm Phong lưỡng ban Kim -Nhược cư Chấn thượng tiện tương xâm, Ngoại hửu Tứ Kim tu kị Hỏa, Kiếm Sa vô Hoả bất thành hình” Giải : Sa Trung (cát vàng) dùng lửa nấu mới thành khối, gươm vàng dùng lửa trui rèn mới thành kiếm được,nên 2 thứ nầy không kị lửa


    Thành Đầu Thổ, Ốc Thuợng Thổ và Bích Thuợng Thổ đều không kị Mộc, riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kị Mộc, kị nhất là Ðại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc



    “Thành Đầu, Ốc Thượng, Bích Thượng Thổ -Tam Thổ nguyên lai phạ Mộc xung, Ngoại hửu Tam ban bất phạ Mộc, Nhất sanh thanh quí bộ Thiềm cung “ Giải; Lộ Bàng (lề đường) Sa Trung (đất cát) cây cối có làm tổn thương nó đâu,Đại trạch thổ, Có ai trồng cây trong nền nhà,nên 3 thứ nầy không kị


    Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy thì không bị Thổ khắc, trừ khi rơi vào trường hợp Can Chi thiên khắc Đia Xung. Các hành Thủy khác đều sợ bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc thì một đời khó cầu y lộc.“Thủy kiến Thiên Hà Đại Hải lưu - Nhị giả bất phạ Thổ vi cừu, Ngoại hửu Tứ ban tu kị Thổ, Nhất sanh y lộc tất nan cầu” Giải ; Thiên Hà (sông Ngân Hà) Đại Hải (biển lớn) có đất nào lấp bít được sông Ngân, và biển lớn, nên 2 thứ nầy không kị Thổ


    Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa thì không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ, gần gũi bậc quyền quí.

    Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa thì sợ bị Thủy khắc.

    “Phúc Đăng Lô Hỏa cộng Sơn Đầu -Tam Hỏa nguyên lai phạ Thủy lưu, Ngoại hửu Tam ban bất phạ Thủy, Nhất sanh Y Lộc cận Vương Hầu” Giải;

    Tích Lịch (sấm sét) Thiên Thượng (lửa trời) nước nào tưới tắt được, Sơn Hạ Hỏa,( lửa triền núi ) là lửa cháy lan như cháy rừng chẳng hạn thì đâu thể dùng nước mà tưới tắt, nên không kị nước là vậy



    Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc, nếu không có Kim khắc thì lại khó cầu công danh phú qúi. Có sách ghi rằng: Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim đao mới được thành gia dụng.



    Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hành Mộc“Tùng Bá, Dương Liễu, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Đại Lâm kị Kim đao, Duy hửu thản nhiên Bình Địa Mộc, Vô Kim bất đắc thượng Thanh Vân”. Giải ; Bình Địa Mộc, cây ngã nằm đất chỉ chờ khô mục,nên dùng dao búa cưa, bỏ chổ khô mục,phẩn còn lại sẽ nức võ mà đâm chồi lên,nên không kị


    3. Ngũ hành Nam nữ giống nhau - gọi là tỷ hoà : Tỷ hoà cũng có thể hợp, mà cũng có thể không hợp (khắc) tùy trường hợp cụ thể …… vậy mới nên chuyện nha … chính nó tạo ra sự đa dạng hóa vấn đề hạnh phúc hôn nhân & gia đình trong xã hội.

    Một số sách cho rằng tuổi cùng mệnh thì xung khắc như: lưỡng mộc mộc chiết (gãy), lưỡng kim kim khuyết (bị mẻ), lưỡng hoả hoả diệt (lửa tàn), lưỡng thuỷ thuỷ kiệt (hết nước), lưỡng thổ thổ liệt (mất tác dụng).


    Tuy vậy, lại có sách cho rằng tuổi cùng mệnh thì hợp như : lưỡng hoả thành viêm (sức nóng), lưỡng mộc thành lâm (thành rừng), lưỡng thuỷ thành xuyên (sông), lưỡng thổ thành sơn (núi), lưỡng kim thành khí (món đồ dùng có ích). Khó hiểu quá nhỉ, muốn giải thích hợp-khắc phải xem cụ thể mệnh đó nhé..


    Ví dụ mệnh Hỏa thì là lửa jì ? lửa sấm sét, lửa trên trời, lửa trong lò, lửa ngọn đèn, lửa dưới chân núi hay lửa trên ngọn núi….. mà dùng những hiểu biết rất khoa học hợp lẽ tự nhiên để giải nghĩa sẽ thấy được hợp hay 0 hợp.

    Cụ thể như : Tích lịch hoả (lửa sấm sét) với Thiên thượng hoả (lửa trên trời), hai thứ hoả ấy là hoả không thể đi được với nhau vì cả 2 đều dữ dội cả thì 0 thể dung nạp nhau, vì khi mưa thì trời tối, mà mưa thì mới có sấm sét …> đó là lưỡng hoả - hoả diệt nha bạn.


    Như Phú đăng hoả (lửa đèn) với Sơn hạ hoả (lửa dưới núi) phải nhờ vào nhau mới sáng vì có lửa dưới núi mới châm vào ngọn đèn được chứ – đó là lưỡng hoả thành viêm nha bạn.

    Tuy nhiên, tùy trường hợp cũng có thể khắc, nhưng khắc rất nhẹ, vợ chồng sống với nhau chỉ nhạt nhẽo (tỷ như nhạt nhẽo về chuyện chăn gối mùng mền, khắc khẩu, …vv…) mà thôi chứ không đến nỗi phải chia lìa đứt gánh đâu.


    Bảng Ngũ hành tỷ hòa có thiên hướng hợp nhau luận : Sa Trung Kim – Vàng trong cát và Kiếm Phong Kim – Vàng mũi kiếm gặp thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành Khí


    Thiên Hà Thủy – Nước mưa trên trời và Đại Hải Thủy - Nước biển lớn gặp nhau thì tốt là Lưỡng Thủy thành Xuyên



    Bình Địa Mộc (Mậu Tuất, Kỷ Hợi) và Đại Lâm Mộc - Cây rừng lớn (Mậu Thìn, Kỷ Tị) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Mộc thành Lâm).


    Lư Trung Hỏa – Lửa trong lò (Bính Dần, Đinh Mão) và Phú Đăng Hỏa (Giáp Thìn, Ất Tị) gặp thì tốt (Lưỡng Hỏa thành Viêm)


    Bích Thượng Thổ -Đất trên tường (Canh Tý, Tân Sửu) và Đại Trạch Thổ - Đất đường lớn (Mậu Thân, Kỷ Dậu)gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thổ thành Sơn).


    Và tỷ hòa có thiên hướng khắc phá nhau luận : Lưỡng Kim Kim khuyết : Vàng y đụng vàng 10 thì bị móp vì mềm, hòa vào thì mất giá trị,

    Lưỡng Mộc Mộc chiết : Cây nhỏ gần cây lớn sẽ bị tàn che khó lên hoặc đè gảy Lưỡng Thủy Thủy kiệt : Rạch nhỏ gần sông lớn lần hồi nước sẽ bị rút cạn kiệt

    Lưỡng Hỏa Hỏa diệt : Lửa than bỏ vô lò lớn sẽ mất dạng,đèn dầu gần đèn điện sẽ lu mờ Lưỡng Thổ Thổ liệt :Lấy đất cứng đổ lên đống đất mềm,đất mềm sẽ bị đè bể ra vụn,
     
  15. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    - Tí ( con chuột )
    Người tuổi Tí là người biết chớp thời cơ trong sự tính toán so đo. Họ có khuynh hướng tích góp, cần kiệm nhưng lại không sẵn sàng vung tay quá trán cho bất cứ điều gì. Họ hết lòng vì gia đình, nhất là con cái. Bên ngoài, người tuổi Tý thích giao du, mở rộng các quan hệ xã hội nhưng bên trong có thể họ cảm thấy khổ sở và tính toán hơn thiệt. Là người nhanh trí và nồng nhiệt, họ có những tình cảm rất sâu sắc cho dù có vẻ bề ngoài lạnh lùng. Với nghị lực cương cường và tham vọng, họ thường ôm đồm nhiều việc, vượt quá khả năng hoàn thành. Người tuổi Tí sẽ kề vai sát cánh với bạn bè chừng nào họ còn nhận được sự hỗ trợ ngược lại. Họ cũng không thể giữ bí mật các thông tin được ký thác cho họ khi có thể dùng chúng để mưu lợi riêng.

    - Sửu ( con trâu )
    Người tuổi Sửu có cá tính vững vàng và có thể trông cậy được. Họ là nhà tổ chức tuyệt vời và giải quyết công việc của mình một cách hệ thống. Họ không dễ bị chao đảo bởi ý kiến người khác. Trung thành là một đức tính của họ nhưng sẽ không bao giờ quên nếu bị qua mặt hay lừa dối. Tuổi Sửu dường như thiếu óc tưởng tượng mặc dù họ cũng có khả năng đưa ra những ý kiến hay. Dù không biểu lộ tình cảm hoặc tỏ ra là người lãng mạn, nhưng là người hoàn toàn có thể dựa cậy được và là bậc cha mẹ hết mình vì con cái. Họ ít nói nhưng có những cử chỉ tinh tế thay cho lời nói. Họ nổi tiếng vì tính kiên nhẫn nhưng trong giới hạn - khi bị chọc tức, họ không muốn che giấu cơn giận.

    - Dần ( con cọp )
    Người tuổi Dần rất năng động, bốc đồng và sống hết mình. Họ thường nhảy xổ vào một dự án mà không cần lập kế hoạch trước, nhưng tính hồ hởi tự nhiên sẽ giúp họ thành công nếu không có sự buồn chán len vào khiến họ bỏ ngang công việc. Người tuổi Dần không thích thất bại và muốn được ngưỡng mộ. Trong cơn chán nản, họ cần một người nhẫn nại lắng nghe cho đến khi tinh thần phấn chấn trở lại. Họ thích những mối quan hệ sôi nổi và những tình huống trầm lặng khiến họ thấy tẻ nhạt. Người tuổi Dần là người tự cao tự đại. Họ có thể rộng lượng và tốt bụng nhưng đôi lúc cũng không ngần ngại giương móng vuốt ra.

    - Mão (con mèo )
    Người tuổi Mão là nhà ngoại giao bẩm sinh và không thể chịu đựng được xung đột. Họ có tính tránh né và thường đưa ra những câu trả lời mà họ nghĩ là người khác thích nghe hơn là khơi mào một cuộc tranh luận. Điều này không có ý nói là họ chịu thua dễ dàng: cái vẻ bề ngoài ngoan ngoãn ấy che đậy một ý chí mạnh mẽ và lòng tự tin vững vàng. Rất khó thăm dò ý nghĩ của người tuổi Mão và tuy họ lúc nào cũng có vẻ mơ mơ màng màng nhưng thực sự trong lòng, họ có thể đang sắp đặt các kế hoạch tiếp theo. Mang biểu tượng con vật ôn hòa nhất trong 12 chi, tuổi Mão vốn rất hòa đồng nhưng chỉ khi không gian riêng tư của họ không bị xâm phạm. Thích kết bạn và chí tình. Họ tránh tối đa chuyện được nổi đình nổi đám và vui hưởng với những "hạnh phúc nhỏ nhoi" trong cuộc sống.

    - Thìn ( con rồng )
    Người tuổi Thìn lao thẳng vào các dự án hoặc những cuộc đối thoại với tinh thần của kẻ đi tiên phong. Họ thường không để ý đến những kẻ đang tìm cách theo đuổi, hay đúng hơn, những kẻ đang mưu tính sau lưng. Là người có quyền hành, họ tạo ra luật lệ riêng và không thể chịu được sự câu thúc. Họ thích tự mình xốc vác công việc và thúc đẩy người khác hành động. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác nhưng lòng kiêu hãnh đã khiến họ e dè khi phải nhận sự giúp đỡ trả lại. Dù luôn là trung tâm thu hút sự chú ý, họ lại có khuynh hướng cô độc và dễ bị stress khi cuộc sống trở nên khó khăn. Chăm chỉ và hào phóng, người tuổi Thìn hoàn toàn đáng tin cậy và trung thành trong tình bạn. Họ thích sự náo nhiệt và những điều mới lạ. Khi gặp sự bực mình, họ có thể phát cáu nhưng nhanh chóng quên ngay.

    - Tỵ ( con rắn)
    Người tuổi Tỵ là người khôn ngoan biết nhận ra những điều tốt trong cuộc sống. Với tính ưa quan sát nội tâm và cậy dựa chính mình, họ thường tìm lời khuyên từ chính mình và không thích cậy nhờ kẻ khác. Họ theo đuổi mục tiêu của mình một cách không khoan nhượng. Mặc dù tốt bụng và rộng lượng, nhưng trong quan hệ họ có thể cũng đặt ra các yêu cầu. Họ rất khó tha thứ và sẽ không bao giờ quên dù là việc nhỏ. Đừng bao giờ đánh giá sai về sự kiên nhẫn của tuổi Tỵ. Họ sẽ âm thầm chờ đợi và tìm thời cơ thích hợp để ra đòn đánh trả. Họ là người tao nhã và sành sỏi và cho dù rất giỏi trong việc kiếm tiền, họ chẳng bao giờ tiêu phí một xu. Với họ, chỉ những gì hảo hạng mới vừa ý. Nhờ trực giác nhạy bén, người tuổi Tỵ đọc được động cơ hành động của người khác và có khả năng tổng kết tình hình một cách chính xác. Họ sẽ ra đòn trả đủa rất chính xác. Họ toát ra vẻ bí ẩn, quyến rũ và có thể là người rất nồng nhiệt.

    - Ngọ ( con ngựa )
    Người tuổi Ngọ ưa hoạt động. Họ làm việc không mệt mỏi để hoàn thành công việc, nhưng đó phải là thời hạn do chính họ đặt ra. Người tuổi Ngọ có biệt tài tính toán nhanh như chớp, có thể phân tích tình huống và con người trong nháy mắt, nhưng đôi khi lại quá nhanh nên đã hành động trước khi nhìn thấy toàn bộ vấn đề. Có khả năng đảm nhận nhiều việc cùng một lúc, họ thường xuyên bận rộn và thích được thử sức mình, vì thế họ có thể bị kiệt quệ sức lực tinh thần lẫn thể xác. Người tuổi Ngọ có tham vọng và tự tin vào khả năng riêng. Họ chẳng mảy may quan tâm xem người khác nghĩ gì và giỏi tránh né vấn đề. Đôi khi họ kém kiên nhẫn và dễ nổi nóng dù rằng họ chẳng mấy khi thù oán ai.

    - Mùi ( con dê )
    Người tuổi Mùi giàu tình cảm và hay động lòng trắc ẩn. Là người thích sự an bình, họ luôn cư xử phải phép và cực kỳ dễ dãi với người khác. Họ thường hay e thẹn và dễ tổn thương trước những lời chê trách. Họ hay lo lắng và có vẻ như dễ bị đổ lỗi, dễ bị trút giận lên đầu, nhưng nếu cảm thấy chắc chắn về một điều nào đó họ sẽ kiên gan và làm mình làm mẩy cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi. Người tuổi Mùi thường được nhiều người quý mến. Họ thích sự tinh tế trong cuộc sống và thường gặp may mắn. Họ không giỏi trong việc giải quyết những khó khăn và đối diện với sự mất mát. Cuồng nhiệt trong tình yêu, họ thường có được điều mình muốn bằng cách làm mềm lòng đối phương và biến mọi cơ hội thành lợi thế cho họ. Họ sẽ cố hết sức mình để tránh đối đầu và không thích phải đưa ra quyết định.

    - Thân ( con khỉ )

    Người tuổi Thân thông minh và biết cách sử dụng sự khôn ngoan của mình để giải quyết vấn đề. Họ có thể lách ra khỏi các tình huống khó khăn và không ngại dùng mánh khóe nếu điều đó dẫn đến kết cục có lợi theo ý họ. Họ thường phớt lờ người khác và những hậu quả do hành động của chính họ gây ra. Dù thế, họ cũng được khá nhiều người ưa thích và thường có khả năng thúc đẩy người khác vào những dự án mới nhờ sự thành tâm của họ. Tuổi Thân luôn luôn tìm kiếm thử thách mới và thường thành công nhờ phương pháp sáng tạo và trí nhớ tuyệt vời. Họ dồi dào sinh lực và lúc nào cũng có tinh thần xốc vác. Họ không mấy thông cảm với những người không theo kịp họ, và sẽ nhanh chóng quên đi những khó khăn, trở ngại.
    - Dậu ( con gà )
    Người tuổi Dậu là người giao thiệp rộng. Họ sáng chói ở những nơi mà họ là trung tâm của sự chú ý. Đi đến đâu là người ta biết đến đó vì người tuổi Dậu không bao giờ chịu trốn sau lưng mọi người trong các buổi giao lưu xã hội. Họ có dáng vẻ quý phái, tự tin và rất cứng cỏi, tuy nhiên có thể họ vẫn phảng phất nét yếu kém nào đấy. Họ rất giỏi trong tranh cãi và thảo luận và có những lý lẽ đanh thép. Là người cương trực, người tuổi Dậu phô bày hết mọi nước cờ của mình và không thông cảm với người khác khi buộc người đối diện phải làm những việc đúng đắn. Họ không biết mệt mỏi khi phải đi đến cùng đến tận vấn đề và là người cầu toàn trong mọi việc mà họ làm. Họ dễ xiêu lòng trước những lời tán dương. Đầy nhuệ khí, người tuổi Dậu cũng là người can trường, nhưng rất ghét bị chỉ trích và có thể chọn một lối sống thanh khiết cho riêng mình.
    - Tuất ( con chó )
    Người tuổi Tuất là người hoàn toàn có thể trông cậy được và tự bản chất vốn là người công minh. Thông minh và trung thành với bằng hữu, người tuổi Tuất luôn lắng nghe khi người khác tâm sự mặc dù có thể họ sẽ chỉ trích điều gì đó. Trong gian truân, họ luôn ra tay nghĩa hiệp và không bao giờ đánh đổi bạn bè. Có thể họ là người chăm chỉ làm việc nhưng không phải chỉ vì muốn vun vén cho mình. Họ thích dành thời gian cho việc thư giãn. Người tuổi Tuất cần nhiều thời gian để kết thân với ai đó nhưng khi thân thiết rồi họ lại có khuynh hướng "xếp xó" mối quan hệ này. Khi khao khát điều gì, họ tỏ ra rất bền bỉ. Nếu bị khiêu khích có thể họ trở nên ngoan cố, lì lợm và đôi lúc bộc phát phản ứng dữ dội cho dù cơn giận của họ thường chóng qua. Một số người tuổi Tuất có tính hay lo lắng và thường bi quan.

    - Hợi ( con heo )
    Người tuổi Hợi là bạn của mọi người. Bản tính trung thực và khoan hòa, họ luôn sẵn sàng giúp người khác thoát cảnh khó khăn. Tuổi Hợi yêu thích môi trường xã hội và được nhiều người quý mến. Họ ít khi đấu khẩu và nếu có nổi cơn tam bành thì sau đó cũng chẳng để bụng giận ai. Họ ghét cay ghét đắng việc tranh chấp và thường không để ý việc ai đó đang cố gắng chọc tức mình. Họ hay nghĩ tốt về người khác. Nhược điểm lớn nhất của người cầm tinh Hợi là rất muốn được nuông chiều và không tiếc công sức trong việc mưu cầu niềm vui thích. Họ luôn luôn chia sẻ với bạn bè và tin rằng như vậy bạn bè sẽ chiếu cố và không chấp nhất những mặt yếu kém của mình. Là nhà tổ chức giỏi, người tuổi Hợi thích nhận những công việc cao cả và thường tập hợp những người khác cùng tham gia.
     
    DAINGOC68, oanhoanh and hungvt1983 like this.
  16. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Giáp Tí, Ất Sửu : Kim
    - Giáp Dần, Ất Mão : Thủy
    - Giáp Thìn, Ất Tỵ : Hoả
    - Giáp Ngọ, Ất Mùi : Kim
    - Giáp Thân, Ất Dậu : Thủy
    - Giáp Tuất, Ất Hợi : Hoả
    - Bính Tí, Đinh Sửu : Thuỷ
    - Bính Dần, Đinh Mão : Hoả
    - Bính Thìn, Đinh Tỵ : Thổ
    - Bính Ngọ, Đinh Mùi : Thuỷ
    - Bính Thân, Đinh Dậu : Hoả
    - Bính Tuất, Đinh Hợi : Thổ
    - Mậu Tí, Kỷ Sửu : Hoả
    - Mậu Dần, Kỷ Mão : Thổ
    - Mậu Thìn, Kỷ Tỵ : Mộc
    - Mậu Ngọ, Kỷ Mùi : Hoả
    - Mậu Thân, Kỷ Dậu : Thổ
    - Mậu Tuất, Kỷ Hợi : Mộc
    - Canh Tí, Tân Sửu : Thổ
    - Canh Dần, Tân Mão : Mộc
    - Canh Thìn, Tân Tỵ : Kim
    - Canh Ngọ, Tân Mùi : Thổ
    - Canh Thân, Tân Dậu : Mộc
    - Canh Tuất, Tân Hợi : Kim
    - Nhâm Tí, Quý Sửu : Mộc
    - Nhâm Dần, Quý Mão : Kim
    - Nhâm Thìn, Quý Tỵ : Thuỷ
    - Nhâm Ngọ, Quý Mùi : Mộc
    - Nhâm Thân, Quý Dậu : Kim
    - Nhâm Tuất, Quý Hợi : Thuỷ


    1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
    1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
    1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
    1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
    1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
    1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
    1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
    1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
    1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
    1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
    1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
    1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
    1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
    1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
    1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
    1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
    1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
    1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
    1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
    1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
    1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)

    1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
    1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
    1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
    1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
    1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
    2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
    2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
    2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
    2006, 2007, 2066, 2067, 1947, 1948: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà)

    Quan Hệ Sinh

    Mộc sinh Hỏa
    Hỏa Sinh Thổ
    , Thổ Sinh Kim
    Kim Sinh Thủy
    Thủy Sinh Mộc
    - Mộc sinh Hỏa: Hỏa được lợi, Mộc bị hại.
    - Hỏa sinh Thổ: Thổ được lợi, Hỏa bị hại.
    - Thổ sinh Kim: Kim được lợi, Thổ bị hại.
    - Kim sinh Thủy: Thủy được lợi, Kim bị hại.
    - Thủy sinh Mộc: Mộc được lợi, Thủy bị hại.

    Quan Hệ Khắc
    Mộc Khắc Thổ
    Thổ Khắc Thủy
    Thủy Khắc Hỏa
    Hỏa Khắc Kim
    Kim Khắc Mộc
    - Mộc khắc Thổ: Thổ bị hại, Mộc không bị hại.
    - Thổ khắc Thủy: Thủy bị hại, Thổ không bị hại.
    - Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị hại, Thủy không bị hại.
    - Hỏa khắc Kim: Kim bị hại, Hỏa không bị hại.
    - Kim khắc Mộc: Mộc bị hại, Kim không bị hại.

    Chọn màu xe phù hợp với Mệnh theo Ngũ hành

    Lâu lâu, chuyển đề tài sang vấn đề khác 1 tí, không nói đến chuyện NH hay Marketing này nọ. Nói đến vấn một số vấn đề trong cuộc sống, có thể là "mê tín" 1 chút để relax nha. Chắc ai cũng đã từng nghe nói đến Ngũ Hành, vấn đề tương sinh tương khắc,... vậy trong cuộc sống thì việc chọn lựa màu sắc có liên quan gì đến Ngũ hành hay không?
    Có bài viết của tác giả Vô Chiêu nói về vấn đề "Chọn màu xe (hoặc các màu sắc của vật dụng khác) phù hợp với Mệnh theo Ngũ hành", xin chọn lọc và biên soạn lại để các bạn dễ hiểu một chút nhé:

    Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)

    Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96 trên vòng tròn màu cơ bản)
    Nhớ lời thầy dạy: Học hỏi về Phong thủy để biết đất đai xấu tốt, để biết tránh những thế xấu, dụng những thế tốt ngõ hầu được nhiều sức khỏe, những người chung sống trong căn nhà đều được an vui. Học tập về Thuật số để biết may rủi trong tiểu vận, đại vận, để giữ mình bớt vọng động, chớ không phải để được vinh hoa phú quý. Muốn cầu vinh hoa phú quý trước hết phải cầu cho mình làm được nhiều việc phước đức. Muốn làm việc phước đức trước hết phải tu thân. Muốn tu thân thì phải bắt đầu học về Chánh tâm và Thành ý. Chánh tâm với mình (không gạt mình), Thành ý với người (không lừa người). Tâm không chánh, ý không thành, luôn tính chuyện gạt người thì đừng mong cầu vì chắc chắn một ngày "xấu trời" nào đó sẽ trở thành "môn hạ Cái bang" mà thôi!
    Thầy dạy tiếp: Học mà không hành thì vô ích, ví như người chăn bò chỉ đếm bò cho chủ mà người ấy không có một con nào cả. Con hãy suy nghiệm trước khi học bài "Chọn màu xe theo ngũ hành nạp âm".
    Ngũ hành nạp âm là do Can và Chi phối hợp với Âm Dương mà sinh ra, như Giáp Tý (can dương + chi dương) phối hợp với Ất Sửu (can âm + chi âm) sinh ra Hải trung Kim. Hải trung Kim là mạng của tuổi Giáp Tý và Ất Sửu theo ngũ hành nạp âm.
    Các nhà Thuật số cho rằng, Thiên can, Địa chi là chính, nên khi xung khắc rất tai hại, ngũ hành nạp âm có xung khắc thì bị ảnh hưởng nhẹ thôi, cũng như được tương sinh thì chỉ vớt vát phần nào, chớ không tốt như chính ngũ hành.
    Nhưng ngày nay, từ ngày có các loại xe gắn máy và xe hơi xuất hiện, sau thời gian dài nghiên cứu, họ thấy rằng ngũ hành nạp âm có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc chọn màu xe cho người mua (thường lái chiếc xe đó). Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.
    * Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
    * Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).
    * Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off).
    MẠNG THEO NGŨ HÀNH NẠP ÂM:
    * Mạng Kim (Màu trắng hay xám lợt), gồm có các tuổi:
    Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933; Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941; Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955; Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985.
    * Mạng Hỏa (Màu đỏ hay màu huyết dụ), gồm có các tuổi:
    Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935; Mậu Tý1948 & Kỷ Sửu 1949; Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987.
    * Mạng Thủy (Màu đen hay xanh da trời lợt hoặc đậm), gồm có các tuổi:
    Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945; Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.
    * Mạng Thổ (Màu vàng lợt hay đậm hoặc màu vàng nhũ), gồm có các tuổi:
    Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.
    * Mạng Mộc (Màu xanh lá cây lợt hoặc đậm), gồm có các tuổi:
    Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943; Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951; Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959; Nhâm Tý1972 & Quý Sửu 1973; Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.
    NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC:
    Ngũ hành tương sinh: Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc.
    Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Ví dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...
    - Mộc sinh Hỏa: Hỏa được lợi, Mộc bị hại.
    - Hỏa sinh Thổ: Thổ được lợi, Hỏa bị hại.
    - Thổ sinh Kim: Kim được lợi, Thổ bị hại.
    - Kim sinh Thủy: Thủy được lợi, Kim bị hại.
    - Thủy sinh Mộc: Mộc được lợi, Thủy bị hại.

    Ngũ hành tương khắc: Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa - Hỏa khắc Kim - Kim khắc Mộc.
    Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Ví dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phù sa của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được...
    - Mộc khắc Thổ: Thổ bị hại, Mộc không bị hại.
    - Thổ khắc Thủy: Thủy bị hại, Thổ không bị hại.
    - Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị hại, Thủy không bị hại.
    - Hỏa khắc Kim: Kim bị hại, Hỏa không bị hại.
    - Kim khắc Mộc: Mộc bị hại, Kim không bị hại.
    Nói tóm lại: Chỉ cần nhớ sinh "được lợi" và khắc "không bị hại" (chủ động) - ngược lại sinh bị hại và khắc cũng bị hại (bị động) thì... hổng cần phải nói... (xui tận mạng hehehe). Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn lựa màu cùng với Mạng của mình, như vậy sẽ không có tương sinh tương khắc.
    Từ những thông tin trên, chúng ta có thể chọn lựa được màu xe thích hợp (hay màu quần áo, giày dép, hay underware, hay cái gì gì đó... vân vân) thì tùy các bạn nhé.
    Ví dụ ở mình như sau:
    - Mình mạng Thủy, vì vậy sẽ chọn xe có màu Xám (Kim sinh Thủy) hoặc màu Đen, Xanh dương (Cùng mệnh) - Có thể chọn màu Đỏ (Thủy khắc Hỏa) nhưng chọn màu đỏ thì xe có thể "tan nát" mà mình thì ko bị làm sao . Tuy nhiên có một số người thì nói mình chạy xe màu đỏ sẽ hên mà chưa có tiền mua thêm chiếc màu đỏ chạy thử
    - Tránh chọn xe màu Xanh lá cây hoặc màu Vàng (cũng may là con trai ai lại đi xe màu đó)
    Các kinh nghiệm đã trải qua của tác giả:
    * Bản thân:
    Nhớ ngày xưa, chính Vô Chiêu (tác giả) cũng không tin tưởng vào lời thầy dạy, muốn 'thử thầy' nên mua những chiếc xe màu sinh xuất và màu khắc nhập, kết quả là vào những năm 1983, 1985, 1987 bị ba lần tai nạn và tất cả lỗi lầm đều về phần mình. Lỡ dại lấy bản thân ra làm thí nghiệm, nhận tổn thất mới tin những gì Thầy đã dạy. Nhưng bù lại, rút được nhiều kinh nghiệm, từ đó đến nay luôn chọn màu xe theo sinh nhập nên may mắn tránh được nhiều tai nạn bất ngờ. Một lần bị đụng nhẹ và phần lỗi về người khác.
    * Quen biết: (vài trường hợp điển hình)
    - Nam, tuổi Nhâm Thìn (1952). Muốn mua một chiếc Toyota 4WD mới màu đỏ, khi được hỏi ý kiến, Vô Chiêu liền cản ngăn vì màu đỏ thuộc hành Hỏa, theo lục giáp ngũ hành nạp âm, tuổi Nhâm Thìn mạng Trường lưu Thủy, Thủy khắc chế Hỏa, mặc dù là khắc xuất, chủ nhân không bị tai hại nặng nhưng khó giữ chiếc xe được lâu dài. Song vì quá thích nên tuổi này đã mua xe màu đỏ. Kết quả, sau 3 tháng kể từ ngày nhận xe, anh ta bị mất bằng 6 tháng vì có độ rượu 0.06 khi đang lái. Sau khi lấy lại bằng lái, đã chở cả gia đình đi du ngoạn xa và xe bị lật hai vòng nên hư hại nặng (right off). Rất may cả gia đình chỉ bị thương nhẹ, xe được bảo hiểm bồi thường. Sau đó, tuổi này mua chiếc xe cũng giống như trước nhưng màu silver (Kim sinh Thủy), đến nay chiếc xe đó vẫn còn mới và người lái vẫn bình yên, mạnh khỏe.
    - Nam, tuổi Đinh Hợi (1947), Ốc thượng Thổ. Hai lần mua xe màu xanh lá cây đều bị tai nạn (Mộc khắc Thổ). Đến khi mua xe màu đỏ mới hết bị đụng xe (Hỏa sinh Thổ).
    - Nữ, tuổi Ất Tỵ (1965), Phúc đăng Hỏa, Hỏa khắc Kim, nên bốn lần mua xe màu trắng đều bị tai nạn (hai chiếc bị right off) và lỗi đều về phần người nữ này. Đến khi mua xe màu xanh lá cây (Mộc sinh Hỏa) thì không còn bị tai nạn như trước.
    Đọc chơi cho vui thôi nhé, ai tin thì tin còn không thì cứ xem như Relax vậy nha!

    Chọn Màu sắc theo bản Mệnh - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

    Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thuỷ.

    Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.

    Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Màu Mộc có màu xanh, màu lục; Màu Thuỷ gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Màu hoả có màu đỏ, màu tím; Màu Thổ gồm màu nâu, vàng, cam.



    Tính tương sinh của Ngũ Hành: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Tính tương khắc của Ngũ Hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ.

    Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ giúp bạn hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc.

    Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).


    Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).


    Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).


    Gia chủ mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả)


    Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).


    Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với ngũ hành của mình.



    mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim là gì?

    Ngũ hành tương sinh: Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc.
    Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Ví dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...
    - Mộc sinh Hỏa: Hỏa được lợi, Mộc bị hại.
    - Hỏa sinh Thổ: Thổ được lợi, Hỏa bị hại.
    - Thổ sinh Kim: Kim được lợi, Thổ bị hại.
    - Kim sinh Thủy: Thủy được lợi, Kim bị hại.
    - Thủy sinh Mộc: Mộc được lợi, Thủy bị hại.


    Ngũ hành tương khắc: Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa - Hỏa khắc Kim - Kim khắc Mộc.
    Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Ví dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phù sa của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được...
    - Mộc khắc Thổ: Thổ bị hại, Mộc không bị hại.
    - Thổ khắc Thủy: Thủy bị hại, Thổ không bị hại.
    - Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị hại, Thủy không bị hại.
    - Hỏa khắc Kim: Kim bị hại, Hỏa không bị hại.
    - Kim khắc Mộc: Mộc bị hại, Kim không bị hại.
    Quan Hệ Sinh

    Mộc sinh Hỏa
    Hỏa Sinh Thổ
    , Thổ Sinh Kim
    Kim Sinh Thủy
    Thủy Sinh Mộc
    - Mộc sinh Hỏa: Hỏa được lợi, Mộc bị hại.
    - Hỏa sinh Thổ: Thổ được lợi, Hỏa bị hại.
    - Thổ sinh Kim: Kim được lợi, Thổ bị hại.
    - Kim sinh Thủy: Thủy được lợi, Kim bị hại.
    - Thủy sinh Mộc: Mộc được lợi, Thủy bị hại.

    Quan Hệ Khắc
    Mộc Khắc Thổ
    Thổ Khắc Thủy
    Thủy Khắc Hỏa
    Hỏa Khắc Kim
    Kim Khắc Mộc
    - Mộc khắc Thổ: Thổ bị hại, Mộc không bị hại.
    - Thổ khắc Thủy: Thủy bị hại, Thổ không bị hại.
    - Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị hại, Thủy không bị hại.
    - Hỏa khắc Kim: Kim bị hại, Hỏa không bị hại.
    - Kim khắc Mộc: Mộc bị hại, Kim không bị hại.


    Nguyên Tắc Phối Màu - Cuộc Sống và Bản Mệnh

    1. Nguyên tắc phối màu

    Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
    - Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
    - Màu sắc môi trường chung quanh.
    Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:
    1.1. Phối màu không sắc (Achromatic)

    Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.
    1.2. Phối màu tương tự (Analogous)

    Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
    1.3. Phối màu chỏi (Clash)

    Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
    Ví dụ:
    Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
    1.4. Phối màu bổ sung (Complementary)

    Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
    Ví dụ:
    Vàng – Tím.
    Xanh dương – Cam.
    1.5. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

    Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
    1.6. Phối màu trung tính (Neutral)

    Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.
    1.7. Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

    Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
    1.8. Phối màu căn bản (Primary)

    Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.
    1.9. Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

    Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
    Ví dụ:
    Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
    1.10. Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

    Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
    Ví dụ:
    Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
    Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.
    2. Màu sắc trong phong thuỷ

    Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.
    Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.
    Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.
    Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.
    Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)
    Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)


    Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

    * Kim = tượng trưng cho màu trắng.
    * Mộc = Xanh lục.
    * Thuỷ = Đen.
    * Hoả = Đỏ.
    * Thổ = Vàng.

    Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.


    Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:

    * Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
    * Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
    * Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
    * Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
    * Kim và Thủy = Trắng và Đen.

    Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:

    * Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
    * Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
    * Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
    * Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
    * Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

    Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.
    Ví dụ:


    Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:

    * Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
    * Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
    * Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen
    -------------------------------------------------------

    Tam Hợp
    Thân Tý Thìn
    Sửu Tỵ Dậu
    Dần Ngọ Tuất
    Hợi Mẹo Mùi
    Tứ Hành Xung
    Dần Thân Tỵ Hợi,
    Thìn Tuất Sửu Mùi,
    Tý Ngọ Mẹo Dậu
     
  17. MiSS_You_AN_LOAN

    MiSS_You_AN_LOAN Thần Tài

    chơi AB canh cái này chơi đủ sài
    quí-hưu môn=1
    giáp ất-tử môn=2
    kỉ-thương môn=3
    mậu-đổ môn=4
    nhâm-trung ương=5-0
    đinh-khai môn=6
    bính-kinh môn=7
    canh-sinh môn=8
    tân-cảnh môn=9
    tý-6
    sửu dần-8
    mẹo-3
    thìn tỵ-4
    ngọ-9
    mùi thân-2
    dậu-7
    tuất hợi-1
    ghép 3 càng
    càn 1-6
    đoai 2-7
    ly 3-9
    chấn 4-3
    tốn 5-4
    khảm 6-1
    cấn 7-8
    khôn 8-2
    trung ương 0-5-9


    -------------------------------------------------------------------------------------------
    lục nghi tam kì
    âm độn cục
    cho MT
    MẬU_9_____tân_4____ất_1
    KỈ___8___NHÂM_5__BÍNH_2
    canh 7____QUÍ__6_ĐINH__3
    dương độn cục
    cho MN
    MẬU__1___TÂN__6___ẤT_7
    KỈ____2__NHÂM_5__BÍNH_8
    CANH_3___QUÍ__4__ĐINH_9

    + theo bát môn ghi lúc sáng là ghép xỉu kéo nửa là OK
    x ngày lấy theo bát môn giờ thì lấy ghép kéo xỉu
     
  18. thay3 mu rua

    thay3 mu rua Thần Tài Perennial member

    hên và xui thôi Bro ơi
    chẵng gì chắc chắn nhưng đôi khi áp dụng suu tầm để tham khảo
    mỗi cái điều có nét riêng hay( cũng Hên và Xui.........:125: ")
    Cay đắng quá được chi
    Ông thầy 3 mà biết CCNH là chết liền Áh
     
  19. kimloi1210

    kimloi1210 Thần Tài

    Đúng rồi bạn ơi! CCNH ngũ hành có lúc thịnh lúc suy; lúc bất cập lúc thoái quá. Trong cách cục của tứ trụ không phải lúc nào cũng theo chính cách, vì thế khi rơi vào ngoại cách giống như tình trạng bất cấp hay thoái quá của ngũ hành. Lỗi ở đây do chúng ta quá cố chấp mà thôi! Tại sao chúng ta không biết dừng đúng lúc khi đạt đến đỉnh cao giống như gặp không vong phải biết nghỉ xã hơi vậy?
     
  20. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Các bộ số theo số đảo - ghép - lật


    Bộ 00 gồm có 00 05 50 55
    Bộ 01 gồm có 01 10 15 51 06 60 65 56
    Bộ 02 gồm có 02 20 25 52 07 70 75 57
    Bộ 03 gồm có 03 30 35 53 80 08 85 58
    Bộ 04 gồm có 04 40 45 54 90 09 95 59
    Bộ 11 gồm có 11 66 16 61
    Bộ 12 gồm có 12 21 17 71 62 26 67 76
    Bộ 13 gồm có 13 31 18 81 63 36 68 86
    Bộ 14 gồm có 14 41 19 91 64 46 69 96
    Bộ 22 gồm có 22 27 72 77
    Bộ 23 gồm có 23 32 28 82 73 37 78 87
    Bộ 24 gồm có 24 42 29 92 74 47 79 97
    Bộ 33 gồm có 33 38 83 88
    Bộ 34 gồm có 34 43 39 93 84 48 98 89
    Bộ 44 gồm có 44 49 94 99

    Một cách gọi khác của người xưa
    CON SỐ DÍNH LIỀN CON VẬT


    Số 01 : Cá Trắng tên gọi là Chiêm Khôi
    Số 02 : Con Ốc ------------- Bàng Quế
    Số 03 : Con Ngỗng --------- Vĩnh Sanh
    Số 04 : Con Công ---------- Phùng Xuân
    Số 05 : Con Trùng ---- ----- Chí Cao (Đây là số đặc biệt được mệnh danh là Tổ Đề)
    Số 06 : Con Cọp ----------- Khôn Sơn
    Số 07 : Con Heo ----------- Chính Thuận
    Số 08 : Con Thỏ ----------- Nguyệt Bảo Số
    09 : Con Trâu ---------- Hớn Vân
    Số 10 : Rồng Nằm --------- Giang Tử
    Số 11 : Con Chó ----------- Phúc Tôn
    Số 12 : Con Ngựa ---------- Quang Minh
    Số 13 : Con Voi ------------ Hữu Lợi
    Số 14 : Mèo Rừng ---------- Chí Đắc
    Số 15 : Con Chuột --------- Tất Đắc
    Sô 16 : Con Ong ----------- Mậu Lâm
    Sô 17 : Con Hạc ----------- Thanh Vân
    Số 18 : Mèo Nhà ----------- Thiên Thân
    Sô 19 : Con Bướm --------- Ngân Ngọc
    Số 20 : Con Rít ------------- Minh Châu
    Số 21 : Chim Én ------------ Thượng Chiêu
    Sô 22 : Bồ Câu ------------- Hiệp Đồng
    Số 23 : Con Khỉ ------------ Tam Hòe
    Số 24 : Con Ếch ------------ Hiệp Hải
    Số 25 : Con Ó -------------- Cữu Quan
    Số 26 : Rồng Bay ---------- Thái Bình
    Số 27 : Con Rùa ----------- Hỏa Quan
    Số 28 : Con Gà ------------ Nhựt Sơn
    Số 29 : Con Lươn ---------- Thiên Lương
    Số 30 : Cá Đen ------------- Tĩnh Lợi
    Số 31 : Con Tôm ----------- Ngươn Quới
    Số 32 : Con Rắn ----------- Vạn Kim
    Số 33 : Con Nhện ---------- Thanh Tuyền
    Số 34 : Con Nai ------------ Ngươn Kiết
    Số 35 : Con Dê ------------- Kiết Phẩm
    Số 36 : Bà Vãi -------------- Ẩn Sĩ
    Số 37 : Ông Trời ------------ Thiên Quan
    Số 38 : Ông Địa ------------- Thổ Thần
    Số 39 : Thần Tài ------------- Tài Thần
    Số 40 : Ông Táo ------------- Táo Quân
    Cứ mỗi con số cộng thêm 40 là sẽ ra con lớn hơn


    Bộ số dân gian dùng đánh AB, kết hợp kèm theo thối thân.


    Bộ Tây Du Ký : Tề thiên-Bát giới-Sa tăng 03-43-83- Ngựa - Tam tạng
    Bộ Biến giấc mơ thành hiện thực dục : 21-61 / 35-75 / 31-71 / 02-42-82 / 04-44-84
    Bộ Nai - Chó - Ó - Gà
    Hạc đậu lưng Trâu ( Rùa )
    Địa - Đĩ , Đĩ - Ngựa ( Chó )
    Mèo bắt Chuột -Cá-Bướm- vào Bếp ( Táo)
    Rồng - Rùa - Rắn - Rít
    Chó dẫn thằng Mù ( Nai 34-74)
    Thần tài cởi Cọp , Ông Địa cởi Cá
    Bà Vải cởi Voi , Ông Táo cỡi Mèo.
    Long tranh Hổ đấu
    Công múa Cọp coi
    tai Thỏ miệng Ếch
    con dữ nhất -con Nhát nhất-con nhanh nhất
    con Chậm nhất , Thỏ - Cọp , Thỏ - Rùa
    Hằng Nga(04-44-84) ẳm Thỏ
    Ngưu ma vương - Hồng hài Nhi - Ếch - Rồng - Trời
    Nhất Điểu -Nhì Ngư-Tam Xà-Tứ Tượng, Long-Lân -Qui - Phụng - Quan Tài - Xác chết
    Chiến tranh ( Ó )- Hòa Bình ( bồ câu )
    các ngày Rằm 15 ÂL hàng tháng : 15-55-36-76-47-87-57-97
    Đi ăn tiệc : Mèo / .Đám cưới là Công, đám cưới chuột.
    Rồng ra cua ( 10-50-90 ra 33 )
    Rùa ra Công ( 27-67 ra 04-44-84 )
    Chuột vào Hang, chó chạy bờ ao.
    Xác chết => quan tài => ngựa kéo xe
    Khỉ trên cây chờ Lợn tới.
    Rước voi cày mã tổ
    Cháy nhà lòi mặt chuột
     
    hanhphuoc, Q_PY400 and kieuphong like this.