Trà Đá @@@<0><0> Những Chuyện Bí Mật...xưa Và Nay <0><0>@@@

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi hugolina, 25/11/11.

  1. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P6)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh Dave DeMIlner hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Trường Tiểu Học Cộng Đồng Tôn Thất Thuyết.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Đường Trần Hưng Đạo, gần giao lộ với đường Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ).

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Ngã tư Trần Hưng Đạo - Cộng Hòa, phía trước là ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu, rẽ trái là cầu Chữ Y.

    [​IMG]

    Chợ Nancy đường Cộng Hòa, nay là đường Nguyễn Văn Cừ.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Trên cầu Thị Nghè nhìn về phía cầu Phan Thanh Giản.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Đường Hai Bà Trưng.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969. Đường Hai Bà Trưng.

    [​IMG]

    Công viên Liên Hiệp góc Gia long - Pasteur, phía trước Dinh Gia Long, nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Con đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long.

    [​IMG]

    Nhà thờ Thủ Đức (cạnh trường Lasan Mossard). Vào thập niên 60 và đến tháng 3 - 1975, Lasan Mossard là trường nội trú danh tiếng hàng đầu của vùng Sài gòn – Gia định, mà ngày nay ít người biết đến.

    [​IMG]

    Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh tại Nhà thờ Thủ Đức năm 1968.

    [​IMG]

    Trường Lasan Mossard - Thủ Đức 1968, nay là Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (số 53 đường Võ Văn Ngân gần chợ Thủ Đức sát bên nhà thờ Thủ Đức).

    [​IMG]

    Chợ Thủ Đức.

    [​IMG]

    Một con phố ở Thủ Đức.

    [​IMG]

    Chợ trên đường Phù Đổng Thiên Vương năm 1965.

    [​IMG]

    Góc Đồng Khánh -Phù Đổng Thiên Vương năm 1965.


     
  2. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    Giải mã chuyện người bị chôn dưới đất 20 năm vẫn sống
    Lý thuyết khoa học cho rằng con người bình thường không thể thiếu dưỡng khí trong vài phút. Nhưng có những người tự chôn sống mình 20 năm, không có dưỡng khí vẫn sống được.​



    phần 1


    Khả năng ngừng sống

    Đất nước Ấn Độ được biết đến như một vùng đất huyền bí. Hình ảnh phổ biến khi nghĩ đến Ấn Độ là những đạo sĩ ngồi thổi kèn cho con rắn hổ mang múa. Cũng ở xứ này, người ta thấy xuất hiện nhiều kỳ nhân với những khả năng phi thường. Một trong các khả năng của các kỳ nhân Ấn Độ là nhịn ăn uống, nhịn thở trong thời gian dài mà không chết. Hay nói cách khác họ có thể chủ động stop sự sống lại trong một thời gian mà họ muốn.

    Ông Barodo Babô – là một người có khả năng ấy. Sau 10 năm học Yoga ông có thể đạt trạng thái không ăn không uống, không nghỉ, không ngủ vào bất cứ thời gian nào, thậm chí không thở. Lúc đầu ông dùng cách khóa mình vào trong thùng từ 1 ngày, 3 ngày rồi 5 ngày, 7 ngày… cho đến một lần dài nhất là 32 ngày. Trong 32 ngày đó, ông ngồi trong 1 quan tài cho người khác chôn sống xuống đất. Xung quanh chỉ có chăn đệm, không hề có đồ ăn thức uống và quan trọng là không có không khí để thở.

    [​IMG]

    Một pháp sư Ấn Độ biểu diễn khả năng nằm trên đinh nhọn

    Theo tài liệu 157 hiện tượng bí ẩn trên thế giới cho biết: Ông ngồi ở tư thế tĩnh tọa, 2 mắt nhắm nghiền, sau một tháng đào lên, vẫn sống. Một lần thực hiện đặc biệt nhất, Barodo dìm mình vào thùng nước rồi hàn kín lại.

    Sự kiện này diễn ra vào tháng 2/1986 ở thành phố Hisa - Ấn Độ. Khác với những lần trước, lần này ông dìm mình vào một thùng sắt đầy nước, trước sự giám sát của nhiều người ở các quốc gia tới chứng kiến. Nhân viên làm việc đậy nắp thùng sắt lên rồi hàn kín lại, sau một tuần, cạy mở nắp thùng ra, Barodo bước từ trong thùng nước ra, tinh thần thoải mái bình thường.

    Một người Ấn Độ khác tên là Nafter Mis cũng có khả năng tạm ngừng sự sống. Một lần ông đã lặn xuống và ngồi tĩnh tọa dưới đáy hồ sâu 18 met suốt 144 giờ đồng hồ. Suốt 144 giờ đó có 400 lượt khách tới chứng kiến và giám sát. Điều này chứng tỏ yếu tố lừa dối hoàn toàn bị loại bỏ. nên tin chắc không thể có chuyện lừa dối.

    Sau cuộc biểu diễn, Mis nói rằng, ông hoàn toàn nhờ ở sức mạnh của nữ thần Car của Ấn Độ giúp đỡ. Nhưng các nhà khoa học Ấn Độ cho rằng có lẽ Mis đã nhờ vào thuật Yoga.

    Nhưng tất cả các trường hợp trên đều chưa “khủng” bằng sự kiện của ông Babaxin Vidasu. Theo cuốn 157 hiện tượng bí ẩn trên thế giới, ông Vidasu được gọi là “Thánh tăng” ở Ấn Độ.

    Vào năm 1977 ông ra lệnh cho những tín đồ chôn ông xuống dưới đất và dặn lại phải đúng 20 năm sau mới được đào lên. Đến cuối năm 1997, theo lời dặn của Thánh tăng, các tín đồ mới đem đào huyệt đem quan tài của ông lên.

    Nhưng thật kinh ngạc, mở nắp quan tài ông vẫn còn sống. Hình dáng so với 20 năm trước đó không khác là bao chứng tỏ ông không có dấu hiệu già đi thêm. Ông tiến sĩ khoa học Dawinid Nipis chứng kiến việc này đã nói: “Đây đúng là hiện tượng thần kỳ làm cho người ta không thể tưởng tượng được”.

    Cuộc biểu diễn ở Anh

    Trong cuốn sách Hành trình về phương Đông cũng kể một cuộc biểu diễn khả năng của đạo sĩ Ấn Độ: “Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. Trong buổi viếng thăm đại học Oxford, vua Ranjit đã sai một đạo sĩ biểu diễn. Vị đạo sĩ này đã làm đảo lộn quan niệm khoa học lúc bấy giờ. Không những ông ta có thể uống tất cả mọi chất hóa học, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không hề hấn gì, ông ta còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới đáy một hồ nước.

    Sau khi để một phái đoàn y sĩ do bác sĩ Sir Claude Wade khám nghiệm, ông ta còn chui vào một quan tài để bị chôn sống trong suốt 48 ngày. Khi được đào lên, ông ta vẫn sống như thường. Đạo sĩ còn biểu diễn nhiều việc lạ lùng, dưới sự kiểm chứng nghiêm khắc của các khoa học gia”.

    Chính trường hợp này đã được đăng lên báo London Telegraph năm 1880 và được một số tờ báo Việt Nam dẫn lại. Bài báo đã thuật lại sự kiện này một cách chi tiết qua lời kể của các nhân chứng. Theo bài báo, tên của vị đạo sĩ này là Haridas.

    [​IMG]

    Nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng nhịn thở của các đạo sĩ Ấn Độ là do luyện tập Yoga mà có

    Bài báo viết: “Trước sự chứng kiến của nhà vua và các quan lại trong triều, Haridas rơi vào trạng thái hôn mê chỉ trong một thời gian ngắn.

    Tướng Osborn, một nhân chứng lúc bấy giờ, kể lại: “Khi mọi dấu hiệu của sự sống đã tắt, người ta trói tay của Haridas và khóalại, tiếp đến họ quấn một tấm vải lanh có dấu triện của nhà vua lên người ông ấy. Sau đó thi thể được đặt vào trong một chiếc rương lớn,đưa ra ngoài thành phố và chôn trong ngôi vườn của một giáo sĩ. Người ta xây tường quanh địa điểm chôn sau khi đã rắc lúa mạch xung quanh và cử lính canh gác suốt ngày đêm”.

    Sau 40 ngày, ngôi mộ được đào lên. Dù hơi lạnh, nhưng cơ thể Haridas vẫn như trước đó 40 ngày. SirClaude Wade, một nhân chứng thứ 2 cho biết: “Chiếc vải lanh quấn trên người Haridas mốc meo như thể nó đã nằm dưới đất lâu lắm rồi.Chân tay ông ấy nhăn nhúm và cứng đờ, đầu nghiêng sang một bên vai y hệt một xác chết. Tôi yêu cầu thầy thuốc bắt đầu làm công việc kiểm tra của mình, ông ta cho biết không phát hiện thấy nhịp đập của tim hay mạch ở tay và chân, duy nhất khu vực não là có hơi ấm.

    Người hầu bắt đầu tắm cho Haridas bằng nước nóng, sau đó cho một chút bơ sữatrâu vào miệng ông ấy. Một vài phút sau đồng tử của Haridas giãn ra,Haridas ngồi dậy và nhận ra nhà vua đang ngồi cạnh mình. Ông thốt lên:"Giờ nhà vua đã tin tôi chưa?".

    Bài báo này cũng cho biết thêm: Hadrias tiết lộ ông đã tiến hành thanh lọc hệ thống tiêu hóa và chỉ uống mộtchút ít sữa mỗi ngày trước khi thực hiện màn biểu diễn. Vào ngày được chôn, ông nuốt một miếng vải lanh sau đó rút ra ngay lập tức để “lau sạch” bụng. Nhờ những bí quyết trên và khả năng ngồi thiền sâu đã giúp Hadrias sống sót sau 40 ngày.

    Những sự kiện này chứng tỏ rằng con người có khả năng điều khiển sự sống theo ý mình. Và nó cũng cho thấy con người là một thực thể mang khả năng vô cùng vô tận.
    ____________________________________(ndd) Sưu Tầm




    Lai Lịch Có Thật Của TỨ ĐẠI MỸ NHÂN Trong Lịch Sử TRUNG QUỐC




    Tóm Tắt Nhanh: Đế quốc Đại Thanh (1636–1912) | Tóm Tắt
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
  3. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá

    Người ta đồn rằng những kẻ muốn ăn cắp thanh gươm hoặc cố gắng di chuyển nó đi chỗ khác, đều phải đối mặt với cái chết khủng khiếp.​


    Theo truyền thuyết nước Anh, Vua Arthur (Vua Arthur là vị “anh hùng áo vải” của nước Anh thời Trung Cổ, người đã lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lăng của người Saxon vào đầu thế kỷ thứ 6 để rồi sau đó trở thành vua. Câu chuyện về ông phần lớn được biết đến từ văn học dân gian và truyền thuyết, và việc ông có thực sự tồn tại trong lịch sử hay không hiện vẫn còn gây tranh cãi cho đến tận ngày nay) thuở hàn vi đã dùng tay không rút được thanh gươm thần cắm sâu trong đá núi, điều mà không một người đàn ông nào khác làm được dù họ đã cố hết sức suốt bao năm.

    Chính nhờ có được thanh gươm báu đã mang lại cho chàng trai trẻ một sức mạnh phi thường và nhiều khả năng thần kỳ khác, những tiền đề giúp anh ta sau này trở thành một thủ lĩnh vĩ đại rồi trở thành vị vua nổi tiếng của nước Anh.

    [​IMG]

    Thanh gươm trong đá tại tu viện Monte Siepi, các phương pháp khoa học đã chứng minh nó có niên đại khoảng thế kỷ 12.

    Huyền thoại dĩ nhiên là huyền thoại. Thế nhưng kỳ lạ thay trong thực tế lại có một “thanh gươm cắm sâu trong đá núi”, đúng như những gì câu chuyện hàng ngàn năm trước đã kể. Chỉ có điều nó không phải ở Anh mà là tận một vùng quê hẻo lánh của đất nước Italia.

    Quả đúng như thế, tại tu viện Monte Siepi thuộc vùng San Galgano tỉnh Tuscany nước Ý, có một hiện vận kỳ lạ đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Đó là một thanh gươm bằng sắt cắm ngập sâu trong đá núi, chỉ còn lại một đoạn lưỡi ngắn và chuôi gươm nhô ra.

    Lịch sử địa phương không ghi nhận bất cứ người nào từng rút được thanh gươm ra để rồi sau đó trở thành một vị vua. Hàng ngàn năm qua nó vẫn nằm yên trong lòng tảng đá.

    Thế nhưng rõ ràng điều này rất giống với mô tả và hoàn toàn có thể là cảm hứng cho câu chuyện ly kỳ nơi Anh quốc, mặc dù người Ý cũng có câu chuyện của riêng mình.

    Với những gì mà truyện kể dân gian địa phương truyền lại, thì chủ nhân của thanh gươm là một nhân vật có thật trong lịch sử, một người đàn ông mà sau này đã được phong Thánh với tên gọi là San Galgano Guidotti.

    [​IMG]

    Chân dung San Galgano Guidotti, tương truyền là chủ nhân của thanh gươm kỳ lạ.

    Guidotti sinh ra vào năm 1148. Ông ta cũng từng là một Hiệp sỹ giống như Vua Arthur, với khả năng chiến đấu và một sức mạnh phi thường.

    Thế nhưng trái ngược với Arthur nhân hậu, ông ta lại rất tàn nhẫn và độc ác. Suốt quãng đời tuổi trẻ, cùng với thanh gươm và sự tàn ác của mình Guidotti đã gieo rắc nỗi khiếp sợ ở khắp mọi nơi.

    Guidotti cứ thế tự tung tự tác mãi cho đến năm 32 tuổi. Khi ấy, Tổng lãnh thiên thần Michael đã buộc phải tìm gặp để ngăn chặn những tội ác của ông ta. Ngài yêu cầu Guidotti tự kết thúc cuộc sống tội lỗi của mình để được dẫn đường về với Chúa. Lúc đó là vào năm 1180.

    Dĩ nhiên là ông ta đã gạt phắt lời đề nghị của Tổng lãnh thiên thần. Thế rồi một ngày kia khi đi qua khu vực Monte Siepi, lúc đó mới chỉ là một ngọn đồi hoang với những tảng đá to nằm la liệt, Guidotti lại nghe thấy giọng nói Thiên thần kêu gọi sự hồi tâm chuyển ý.

    Ngang ngược và kiêu hãnh, Guidotti trả lời rằng việc thay đổi con người ông ta cũng chẳng khác nào chém tảng đá bằng gươm, nói xong bèn rút gươm chém mạnh vào tảng đá lớn bên đường. Điều kỳ lạ là thanh gươm không bị gãy mà lại cắm phập vào tảng đá, lút sâu tận cán rồi mắc kẹt luôn trong đó.

    [​IMG]

    Tu viện Monte Siepi hiện vẫn giữ được những nét kiến trúc rất cổ xưa

    [​IMG]

    Đôi bàn tay tương truyền là của một tên trộm định đánh cắp thanh gươm nhưng sau đó đã bị bầy sói rừng giết chết.

    Phép màu đó đã khiến cho Guidotti thay đổi hoàn toàn về đức tin với Chúa. Ông ta từ bỏ hẳn cuộc đời tàn ác của mình và bắt đầu cầu nguyện mỗi ngày. Guidotti cũng qua đời chỉ một năm sau khi thanh gươm của ông cắm sâu vào tảng đá.

    Câu chuyện kỳ lạ sau đó đến tai Đức Giáo Hoàng Lucius III và Ngài đã phong Thánh cho Guidotti vào năm 1185. Cũng trong năm đó, một nhà nguyện được xây dựng ngay tại nơi có thanh gươm cắm sâu trong đá, để rồi tồn tại cho đến tận ngày nay.

    Người ta đồn rằng những kẻ muốn ăn cắp thanh gươm hoặc cố gắng di chuyển nó đi chỗ khác, đều phải đối mặt với cái chết khủng khiếp. Một trong những tên trộm đã bị sói ăn thịt, và bàn tay tội lỗi của hắn hiện vẫn còn được lưu giữ (nhờ ướp xác) bên trong nhà nguyện.

    Cũng giống với Vua Arthur, câu chuyện về Galgano Guidotti gây ra rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng thanh gươm và cả bàn tay tên trộm đều có cùng niên đại tương ứng với câu chuyện nói trên. Và nếu nó không thuộc về Guidotti, thì ít nhất nó cũng thuộc về một nhân vật có cùng thời đại!
    _______________________________________(ndd) Sưu Tầm
     
  4. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Thâm Cung Bí Sử...

    Thái giám cuối cùng và quỷ kế giàu sang

    Trong những năm cuối triều Thanh có hai thái giam có uy lực nhất đó là Lý Liên Anh và Tiểu Đức Trương, người kế nhiệm của Lý Liên Anh, mặc dù không nổi bật như Lý Liên Anh nhưng ông cũng có được sự ân sủng của Từ Hy thái hậu, quyền lực và uy tín.​


    [​IMG]

    Tiểu Đức Trương, thái giám cuối cùng của lịch sử Trung Quốc (Ảnh: sxgov.cn)


    Tiểu Đức Trương tên thật là Trương Tường Trai, tên hồi nhỏ là tiểu Đức Tử, “Tiểu Đức Trương” là tên mà Từ Hy thái hậu đặt cho ông. Ông là người huyện Thanh Hải, Thiên Tân, gia đình ông rất khó khăn nên thường phải đi làm thuê thời vụ.

    Hồi đó, trong xã của Tiểu Đức Trương có một tay địa chủ giàu có, ngày nào ông ta cũng cưỡi trên một cỗ xe ngựa sang trọng, chân vắt vẻo, mặt kiêu ngạo đi đi lại lại khắp nơi. Có một ngày, khi cỗ xe ngựa vừa ra khỏi cửa, trong lòng cậu bé 12 tuổi Tiểu Đức Trương cảm thấy rất ghen tị, đứng nhìn chằm chằm không nhúc nhích. “Tránh ra! Tránh ra! Thằng oắt con kia không chịu nhường đường cho xe đi, muốn chết à? Mày nhìn thì có tác dụng gì, có bản lĩnh thì tự mua lấy 1 chiếc đi…” - Người đánh xe hét lớn khiến tất cả mọi người đều cười nhạo Đức Trương.

    Tiểu Đức Trương đỏ mặt, trong lòng nghĩ: “để xem ai là người cười cuối cùng”. Về tới làng, Đức Trương mới hỏi: “Cháu cũng muốn mua một chiếc xe to như vậy, làm thế nào để phát tài?”, người làng nghe vậy cười nói: “Muốn giàu không đơn giản, chỉ cần đi làm thái giám, đừng nói là mua xe to, mỗi ngày còn có thể đi khắp nơi”. Tiểu Đức Trương nghe vậy thấy làm thích thú và luôn ghi nhớ trong lòng.

    Năm 15 tuổi, Tiểu Đức Trương lại chạy tới hỏi mẹ làm thế nào để giàu có. Mẹ ông trả lời rằng: “muốn giàu có thì hãy làm “lão công”, “lão công” khi đó chính là từ để chỉ thái giám. Thực tế do tình hình chính trị bấy giờ rối ren, triều đình thối nát, không ít thái giám lợi dụng uy thế của triều đình để làm giàu. Gia tộc của Lý Liên Anh thậm chí còn giàu có hơn cả quý tộc hoàng gia, tài sản của ông khiến người ta phải ghen tị. Vì thế, lời nói của mẹ Đức Trương rất có căn cứ. Mặc dù tuổi chưa lớn nhưng trái tim của Tiểu Đức Trương đã đủ tàn nhẫn, nghe lời mẹ nói xong, ông liền mài dao sắc và tự hoạn cho mình. Vào cung năm thứ hai, ông được làm tiểu thái giám chăn nuôi gia cầm, mặc dù địa vị thấp nhưng bước đầu đã thực hiện được kế hoạch của mình.

    Trong cung, hệ thống phân đẳng cấp phong kiến rất nghiêm ngặt, thái giám cũng không ngoại lệ, đại thái giám thì có nhiều tiền và quyền uy còn tiểu thái giám thì thấp cổ bé họng và không có nổi một xu dính túi. Là một thái giám suốt ngày chỉ làm bạn với gia cầm khiến Đức Trương cảm thấy không an tâm, ông biết rằng muốn thực hiện giấc mơ giàu sang của mình thì phải làm đại thái giám.

    Tiểu Đức Trương là người thông minh xảo quyệt, ông biết rằng Từ Hy thái hậu là một người rất mê kinh kịch nên ông ta đã tham gia đoàn kịch cung đình. Sau khi vào đoàn kịch, ông đã cố gắng học diễn và có được một số kỹ năng cơ bản. Trong mỗi vở kịch, ông đều phát huy tối đa khả năng của mình, vì vậy mà tên của ông đã được Từ Hy thái hậu biết tới.

    Trong một lần diễn kịch cho thái hậu xem, có một diễn viên làm động tác quá mạnh nên đã làm binh khí rơi xuống sân khấu, Tiểu Đức Trương nhìn thấy bèn nhanh chóng chạy tới và dùng hai chân đỡ không cho binh khí rơi xuống đất. Từ Hy thái hậu thấy vậy cảm thấy rất vui mừng và hết lời ca ngợi ông. Để chiều lòng tất cả mọi người, Tiểu Đức Trương đã vất vả luyện tập võ công trong vòng 3 năm và đều áp dụng vào mỗi tiết mục biểu diễn của mình. Từ Hy thái hậu luôn tỏ ra thích thú khi xem ông diễn và đặt tên gọi thân mật cho ông là “Tiểu Đức Trương”. Từ đó, cái tên Tiểu Đức Trương được mọi người biết tới.

    Tiểu Đức Trương đã dùng trăm phương nghìn kế để được Từ Hy thái hậu chú ý, quả là trời không phụ lòng người, không lâu sau, cơ hội của ông đã tới.

    [​IMG]

    Các thái giám chụp ảnh cùng thái hậu(Ảnh: sxgov.cn)

    Ngày 14/8/1900, Liên quân 8 nước tấn công vào thành Bắc Kinh, Từ Hy thái hậu cải trang thành nông dân, ngồi xe bò chạy trốn. Lúc đó, có rất nhiều vương công, đại thần đều muốn thoát thân nên không chú ý tới những thái giám thế lực bên cạnh Từ Hy thái hậu nhưng Tiểu Đức Trương thì khác, ông không rời xa thái hậu mà đợi thời cơ tới.

    Trên đường đi Tây An chạy trốn, có một hôm trời mưa to làm đường trơn, xe không thể qua nổi, mọi người không có cách nào để đi tiếp. Thấy vậy, Tiểu Đức Trương bèn cõng thái hậu lên lưng và lội qua bùn. Đến nơi nghỉ ngơi, Từ Hy thái hậu đã vui mừng nói: “Nếu như con trai của ta cũng hiếu thảo được như vậy thì ta sẽ mãn nguyện lắm!” Tiểu Đức Trương thực sự thông minh, nghe thái hậu nói vậy, ông liền quỳ xuống đất, cúi đầu tạ ơn. Từ đó, ông trở thành con đỡ đầu của Từ Hy thái hậu và thái giám hầu hạ bà. Khi đó, địa vị của Tiểu Đức Trương lên như diều gặp gió, các quan tranh nhau ủng hộ ông, gửi tiền, gửi vàng còn các tiểu thái giám thì vây quanh, ân cần phục vụ.

    Tiểu Đức Trương là chuyên gia mách lẻo, ông đã dùng thủ đoạn này để có được sự tín nhiệm của Từ Hy thái hậu. Sau khi biến pháp Mậu Tuất thất bại, hoàng đế Quang Tự bị đầy ra đảo, Tiểu Đức Trương thường hóng hớt nhất cử nhất động của hoàng đế để báo cáo với thái hậu. Trở thành con đỡ đầu trung thành của thái hậu đã khiến địa vị của Tiểu Đức Trương lúc đó ngang ngửa với cả Lý Liên Anh.

    Tháng 10 năm 1908, hoàng đế Quang Tự, Từ Hy thái hậu lần lượt qua đời. Lý Liên Anh cảm thấy mất đi chỗ dựa vững chắc, cộng thêm tuổi già sức yếu nên đã chủ động chạy trốn, Tiểu Đức Trương bỗng dưng trở thành thái giám tổng quản. Năm 1909, Tiểu Đức Trương chính thức trở thành tổng quan của cung điện nhà Thanh, lên tới chức quan nhị phẩm, tiền bạc nhiều không kể siết. Giấc mơ của ông cuối cùng cũng thực hiện được.

    Tiểu Đức Trương vẫn tiếp tục sử dụng tài năng ngoại giao tuyệt vời của mình để có được sự sủng ái của chủ mới, hoàng hậu Long Dụ. Quyền lực của Tiểu Đức Trương càng ngày càng tăng, rất nhiều đại thần đã phải kết nghĩa huynh đệ với ông ta với hy vọng Tiểu Đức Trương sẽ nói tốt về mình trước mặt Hoàng hậu.

    Tiểu Đức Trương không phải hạng người không mục đích, ông phát hiện Viên Thế Khải là người có tiền đồ nhất bèn móc nối thông đồng, thường đem chuyện cơ mật của triều đình báo với Viên Thế Khải, giúp Viên Thế Khải bước đầu lấy được sự tín nhiệm của nhà Thanh. Ông ta còn ngang nhiên vi phạm quy định thái giám không được tham gia vào việc triều chính, thường xuyên nói chính sự trước mặt Long Dụ hoàng hậu, cũng như việc bổ nhiệm các quan trong triều để ăn hối lộ, những chuyện Lý Liên Anh không dám làm như Tiểu Đức Trương lại làm. Tiểu Đức Trương trở nên giàu có.

    Nghe có vẻ hoang đường nhưng trong suốt 9 năm, đại thái giám này đã lần lượt cưới được 4 bà vợ. Tiểu Đức Trương có bao nhiêu tiền của, không ai biết rõ, mọi người chỉ biết rằng ông đã xây được một biệt thự sang trọng ở Kinh Tân và có tới 400-500 cỗ xe song mã. Sau khi mẹ ông mất, ông đã đúc cả núi vàng bạc cao 2 tấc để tưởng nhớ mẹ, không ai biết ông đã tốn bao nhiêu vàng, bạc vào việc này.

    Năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công đánh dấu sự sụp đổ của nhà Thanh, thái hậu Long Dụ tuyên bố hoàng đế thoái vị. Theo điều kiện ưu đãi, hoàng tộc vẫn được ở lại Tử Cấm Thành, Tiểu Đức Trương vẫn tiếp tục làm “thái giám tổng quản”. Năm 1917, Tiểu Đức Trương cảm thấy triều đình nhà Thanh đã tới ngày tận số bèn bỏ chủ, chạy về Thiên Tân.

    Thực ra Tiểu Đức Trương đã sớm sắp đặt đường rút lui, ông đã xây dựng một khuôn viên sang trọng tại quê nhà. Sau đó, ông đã mở cửa hiệu tại HongKong, Quảng Châu…và trở thành một nhà tư bản giàu có.

    Tiểu Đức Trương và các bà vợ đã sống trong “thiên đường” của riêng mình, mua ô tô đi lại và thuê cả vệ sỹ để bảo vệ. Có lần, một bà vợ bé của ông định chạy trốn, ông đã ra lệnh cho cảnh sát bắt về và tra tấn dã man, không ai dám hỏi. Có thể thấy, khi ấy ông vẫn còn chút quyền lực.

    Có điều Tiểu Đức Trương quá ngông cuồng, cộng với việc không biết quản lý tài sản nên tiền của ông cứ không cánh mà bay, cuối những năm 30, cơ nghiệp của ông bắt đầu sa sút.

    Khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, Tiểu Đức Trương vẫn còn là một địa chủ. Cuối những năm 50, cửa hàng, nhà xưởng của ông đều bị quốc hữu hóa, bản thân ông đi bán hoa quả chiên để sống. Vì thái độ tốt nên ông cũng được chính quyền khoan dung. Năm 1958, ông mất tại Thiên Tân.

    _________________________________(Theo people.com.cn)
     
  5. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Thâm Cung Bí Sử...

    Bí mật 'chết thảm' của
    mỹ nhân sủng ái nhất của vua chúa VN


    Dâm phụ Tống Thị bị chém và bêu đầu giữa chợ

    Chính sử triều Nguyễn chỉ có vài dòng vắn tắt cho biết, Tống Thị là người đàn bà "chọc trời khuấy nước" trong lịch sử xứ Đàng trong nửa đầu thế kỷ XVII. Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép: "Tống Phước Thông (bấy giờ làm cai cơ) trốn về với họ Trịnh. Con gái đầu của Phước Thông là Tống Thị lấy hoàng tử Kỳ, sinh được ba con trai. Phước Thông mừng cho rằng, sau này được vinh hiển. Khi Kỳ mất, Phước Thông đại thất vọng, bèn dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) trốn đi, duy có Tống Thị ở lại".

    Giống những người đàn bà lừng danh trong lịch sử, Tống Thị hành động theo sức đẩy của hai tham vọng lớn: quyền lực và của cải. Bà có bí quyết "sát" quân vương độc nhất vô nhị. Một số tài liệu cho biết, "ngải yêu" của Thị là chuỗi hoa vòng ngọc liên châu. Vào năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị đã dâng Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan thứ bùa đó. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu "phiêu phiêu". Thêm nữa, mỹ nhân sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh goá bụa thảm thiết, khiến chúa cho phép người đẹp được tự do vào ra vương phủ… Lòng say mê dâng cao qua những lần gặp gỡ và em chồng - chị dâu đi vào ái ân hoan lạc bất luận đêm ngày… Nhưng cuối cùng, do lời điều trần của Phạm Nội tán, Tống Thị bị thất sủng.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Nhằm xoay chuyển tình thế, Tống Thị đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, nhờ người dâng lên tận tay Chúa Trịnh Tráng, để kích động bạo loạn, nếu cuộc Nam phạt thành công, bà xin về Đàng ngoài hầu hạ Chúa. Nào ngờ quân Trịnh Tráng thua lớn, Tống Thị vỡ mộng, chuyển qua "ve vãn" Nguyễn Phúc Trung và nghĩ là chỉ có ông ta mới lật đổ được cháu mình - Chúa Hiền. Thế là, với kỹ thuật ái ân “tía rụng hồng rơi”, dâm phụ đã chinh phục được lòng nịch ái, đắm say của một võ quan hung bạo và sau đó, xúi Trung đứng ra làm phản, bắt mối với Đàng ngoài.

    "Việc bị bại và Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng", sách Đại Nam Thực lục tiền biên ghi.

    Nàng Đào Thừa bị đầu độc... nhằm tránh họa Tây Thi

    Là vị Chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, tại vị đến năm 1687, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, yến tiệc và rất biết trọng dụng nhân tài. Thế nhưng, tương truyền, vào tháng 4 năm Nhâm Thìn (1652), giữa đám ca nhi trong phủ Chúa Nguyễn Phúc Tần, có một áng “đào kiểm” thanh quý, lộng lẫy mười phân vẹn mười! Nhan sắc ấy là nàng Đào Thừa – sinh trưởng ở đất Nghệ An, vừa nết na đúng mực trâm anh, cành vàng lá ngọc, lại thêm biệt tài đàn ngọt hát hay - đã nhanh chóng làm phai nhạt, lu mờ tất cả những vẻ thanh tân, tứ lệ của đám phi tần, từng dày công trau chuốt sắc tài… lôi kéo "tình cảm" của Chúa.

    "Nhan sắc, tài hoa cùng với ma lực của sóng mắt khuynh thành, nàng Đào Thừa đã chinh phục được trái tim cứng rắn của Hiền Vương", sử sách chép.

    Từ khi có Đào Thừa, Chúa lao vào cõi mịt mờ của đam mê sắc dục, bỏ bê quốc sách, đại sự... Nhiều triều thần đã mạnh dạn đứng ra can gián, thẳng thắn vạch rõ cái họa nữ sắc và khẩn cầu Chúa sớm rút lại tấc lòng sủng ái với người đẹp thì bị Hiền Vương giận mắng rằng: "Ta từng nằm gai nếm mật để bảo vệ cơ đồ, nay giống nòi đã vững vàng, trăm họ đã an lạc, há ta chẳng có quyền được cung dưỡng bằng cái vui thanh sắc, yến ẩm hay sao?"

    Một hôm, nhân đọc sách Quốc ngữ, Hiền Vương rất chăm chú: “Vua nước Việt là Câu Tiễn đánh nhau với nước Ngô, bị thua. Được Phạm Lãi bày mưu, Câu Tiễn dùng kế mỹ nhân dâng người đẹp Tây Thi cho vua Ngô là Phù Sai. Phù Sai mê nàng Tây Thi quên cả quốc sự, thừa cơ Câu Tiễn đem quân đánh, quân nước Ngô đại bại. Sau khi thắng được Ngô, Phạm Lãi rước Tây Thi về dong chơi vùng Ngũ Hồ, rồi mới mất”. Lúc ấy, Hiền Vương giật mình, bàng hoàng: "Phải chăng nàng Thừa là Tây Thi của Chúa Trịnh đưa từ Nghệ An vào để mê hoặc ta?"

    Sáng hôm sau, Chúa sai người đẹp sủng ái Đào Thừa mang đến tư thất của trung thần Nguyễn Cửu Kiều một bộ triều phục mới tinh… và rồi chẳng ai còn thấy nàng trở lại phủ Chúa. Sử sách viết: Chính nàng Thừa khi nhận lệnh, cũng không biết những gì đang diễn biến trong thâm tâm của Hiền Vương, nên càng không biết trong tay áo của bộ triều phục có thuốc độc và bức mật thư ủy thác cho Cửu Kiều "kết liễu đời nàng để tránh cho non nước xứ Đàng trong cái họa Tây Thi".

    Phi Tống Thị Quyên bị xử dìm nước chết vì nghi án thông dâm với con ruột

    Tống Thị Quyên là vợ yêu của Hoàng tử Cảnh - con trưởng của Vua Gia Long (được phong là Đông cung Nguyên soái quận công và là người sau này nhà vua chỉ định kế nghiệp) và là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, Nguyễn Phúc Mỹ Thùy. Mẹ con bà hưởng phúc ấm chưa được bao lâu thì đại họa đã giáng lên đầu. Theo sách Hoàng hậu, hoàng phi Việt Nam, vài năm sau, Hoàng tử Cảnh lâm bệnh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa, để lại một người vợ góa và 2 con côi. Lúc ấy, các vị đại thần đã tâu kiến Gia Long, xin nhà vua xuống chiếu lập Mỹ Đường, cháu dòng đích, làm người kế vị. Vua Gia Long đã nói: "Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm". Vậy là, Hoàng tử Đảm, em Nguyễn Phúc Cảnh, được nhà vua chọn nối ngôi. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.

    Sách Đại Nam chính biên liệt truyện lược thuật: Năm Minh Mạng thứ 5 (tức năm 1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên... Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: "Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa".

    Theo một số tài liệu, để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi. Bà bị giam trong một phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột. Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị "xử" dìm nước cho chết.

    Một số người cho rằng, Minh Mạng vu oan cho chị dâu và cháu để triệt hạ dòng trưởng, bảo đảm ngai vàng cho mình. Song điều này là không đúng vì ông lên ngôi đường đường chính chính theo lựa chọn của Hoàng đế Gia Long. Vả lại sau 5 năm ngồi trên ngai vàng, địa vị của ông đã quá vững trong khi những thế lực ủng hộ Mỹ Đường nối ngôi đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, đến nay, vụ án Mỹ Đường - Tống Thị Quyên vẫn có nhiều tranh cãi...

    ____________________________________Theo Đất Việt
     
  6. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P7)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh Dave DeMIlner hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - Cầu Nhị Thiên Đường nối Q.8 với Sài Gòn, sau khi gánh chịu các đợt càn trong Tổng tấn công năm Mậu Thân, nhịp sống sinh hoạt của Sài Gòn đã nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng quân đội Nam Việt Nam phải tăng cường cảnh giác, thiết giáp luôn túc trực ở những nơi trọng yếu... Gọi cầu Nhị Thiên Đường là do lúc đó có bảng quảng cáo dầu Nhị Thiên Đường, cũng như cầu Bác sĩ Tín bên Q.6 (gần trường Mạc Đĩnh Chi).

    [​IMG]

    Đường Nguyễn Huệ năm 1968. Ảnh. Barnett.

    [​IMG]

    Sài Gòn năm 1965 - Đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) khi chưa xây Tòa Đại sứ quán Mỹ mới.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1963-2964. Ảnh. Wayne Robertson.

    [​IMG]

    Những đứa trẻ bán hàng rong trong Sở thú Sài Gòn 1964-1965. Ảnh. Wayne Robertson.

    [​IMG]

    Sở thú Sài Gòn 1964-1965. Ảnh. Wayne Robertson.

    [​IMG]

    Đường Đa Kao.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1967.

    [​IMG]

    Kênh Nhiêu Lộc. Ảnh chụp trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là Viện Đại học Vạn Hạnh, viện đại học tư thục ở Sài Gòn do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập vào năm 1964 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1975, dưới chính quyền mới, Viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể.

    [​IMG]

    Phà Thủ Thiêm.

    [​IMG]

    Ngập lụt trước Bưu điện Q.1, góc Lê Lợi-Pasteur.

    [​IMG]

    Trụ sở Quốc Hội dưới chế độ cũ.

    [​IMG]

    Sài Gòn - đường Nguyễn Huệ 1968-1969.

    [​IMG]

    Sài Gòn - đường Nguyễn Huệ 1968-1969.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - 1969 -Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh nay là Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.


     
  7. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P8)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh Dave DeMIlner hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Chợ trời ở Sài Gòn. Bộ sưu tập ảnh của. Darryl Henley.

    [​IMG]

    Chợ trời ở Sài Gòn. Bộ sưu tập ảnh của. Darryl Henley.

    [​IMG]

    Chợ trời ở Sài Gòn, bên hông Bưu điện Q1. Bộ sưu tập ảnh của. Darryl Henley.

    [​IMG]

    Vỉa hè. Bộ sưu tập ảnh của. Darryl Henley.

    [​IMG]

    Gần ngã 3 Chi Lăng - Nguyễn Văn Học,nay là Phan Đăng Lưu - Nơ Trang Long.

    [​IMG]

    Chợ Bà Chiểu.

    [​IMG]

    Khu vực Lăng Lê Văn Duyệt (hay còn gọi là Lăng ông bà Chiểu), nằm ở góc đường Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

    [​IMG]

    Lăng Lê Văn Duyệt (hay còn gọi là Lăng ông bà Chiểu), nằm ở góc đường Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1967-1968. Cầu Rạch Chiếc cũ. Ảnh. Dave DeMIlner.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968-1969 - Trụ sở Hội đồng xã Thạnh Mỹ Tây, Thị Nghè, ngã 3 Nguyễn Văn Lạc - Hùng Vương - Thị Nghè. Nay là ngã 3 Nguyễn Văn Lạc-Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1967. Ngôi chùa này không có gì đặc biệt, nhưng vì nó nằm ngay ngã tư Hàng Xanh, là giao lộ quan trọng bậc nhất của Sài Gòn thời bấy giờ, nơi nhiều đoàn quân của Mỹ đi qua nên có rất nhiều hình về địa danh này. Ảnh. Rich Lemonds.

    [​IMG]

    Chùa Phước Viên - ngã tư Hàng Xanh. Ảnh..Darryl Henley.

    [​IMG]

    Ngã tư Hàng Xanh. Ảnh..Darryl Henley.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1967 - tòa Đại sứ Mỹ cũ trên Đại lộ Hàm Nghi. Ảnh. Rich Lemonds.

    [​IMG]

    Ngã tư Trần Hưng Đạo - Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu).Ảnh. Rich Lemonds.


     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/14
  8. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P9)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh Darrel Lang hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - góc Hai Bà Trưng - Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu). Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Góc Hồng Thập Tự - Đinh Tiên Hoàng, gần đài truyền hình thành phố. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Bưu điện Tân Định gần phía trước nhà thờ Tân Định. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Một ngõ hẻm Chợ Lớn, ảnh chụp từ một xe tải bởi Darrel Lang.

    [​IMG]

    Cảnh sát giao thông. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Quân cảnh. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi - tường rào phía đường Hiền Vương. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Kênh Bến Nghé. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Kênh Thị Nghè, hình chụp từ cầu Điện Biên Phủ.Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Ảnh chụp từ bến cảng mới Sài Gòn.Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Xóm nhà sàn kênh nước đen. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Cầu Rạch Chiếc LTL25 cũ. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Gánh xiếc mô tô bay. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Đại sứ quán Mỹ về đêm. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Đại sứ quán Mỹ. Ảnh. Darrel Lang.​
     
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Choáng ngợp tư gia và đồ cổ "khủng" của đại gia đất Bạc Liêu

    Mới đây, Công ty TNHH TMDV du lịch Cẩm Quyên đã trưng bày tại tư gia "Công tử Bạc Liêu" với trên 40 hiện vật. Những đồ vật tinh xảo, lâu đời có giá trị lên đến tiền tỷ đã khiến không ít người tò mò và ngỡ ngàng.​


    "Công tử Bạc Liêu" tên thật là Trần Trinh Huy (SN 1900, thọ 73 tuổi) là con thứ 3 của điền chủ Trần Trinh Trạch giàu có bậc nhất thời bấy giờ.
    Kiến trúc ngôi nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng theo lối hiện đại của người Pháp. Những hiện vật này trước đây gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy từng sử dụng. Sau đó do nhiều biến cố nên bị thất lạc và nay được sưu tầm trưng bày đã thu hút rất đông người dân đến chiêm ngưỡng vì danh tiếng của "Công tử Bạc Liêu".

    [​IMG]

    Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ bên ngoài.

    Nhà “Công tử Bạc Liêu” hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng năm 1919, lúc đó “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy khoảng 19 tuổi.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngôi nhà tọa lạc bên bờ sông Bạc Liệu, thành phố Bạc Liêu.

    Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Sau khi hoàn thành, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Sau một thời gian trùng tu, ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc xưa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một số góc khác trong căn nhà. Nhìn chung, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc giống ban đầu.

    Đặc biệt, nhiều hiện vật của gia đình “Công tử Bạc Liêu” từng sử dụng như bàn, ghế, giường, tủ, một số đồ sứ… đã được sưu tầm và đưa về đây trưng bày.

    [​IMG]

    Xe hơi.

    [​IMG]

    Tivi.

    [​IMG]

    Đồng hồ.

    [​IMG]

    Máy và loa nghe nhạc nhập từ Pháp.

    [​IMG]

    Giường nóng lạnh trị giá hơn 7 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Bộ ghế trong phòng khách.

    [​IMG]

    Việc sử dụng ngôi nhà như là bảo tàng “Công tử Bạc Liêu” nhằm để khách tham quan được tận mắt xem những hình ảnh, hiện vật của một gia đình từng giàu nức tiếng Nam kỳ lục tỉnh, và hơn hết là cuộc sống vàng son một thời của cậu Ba Huy - người được mệnh danh là “Công tử Bạc Liêu” mà cho đến ngày nay có thể nói ai cũng biết tiếng.

    ________________________Tin Mới___________________
     
    ralphael thích bài này.
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    Tiết lộ về “thảm họa Titanic của Việt Nam” năm 1924

    140 người đã thiệt mạng khi con tàu hơi nước mang tên “Hải Phòng” biến mất một cách bí ẩn trên hải trình từ Quy Nhơn về Đà Nẵng đầu tháng 12/1924…​

    Các tư liệu lịch sử của nước Pháp đã ghi nhận rất nhiều vụ đắm tàu dọc theo bờ biển của Việt Nam thời thuộc địa. Hầu hết các vụ việc này đều không được chú ý vì hiếm khi có người Pháp gặp nạn, và đây là chuyện thường xảy ra ở vùng biển nhiều bão tố của Việt Nam.

    Nhưng thảm họa của tàu con hơi nước mang tên “Hải Phòng” năm 1924 lại là một ngoại lệ đặc biệt vì mức độ thảm khốc của nó.

    Tàu “Hải Phòng” được đóng vào năm 1885 ở xưởng La Ciotat với chiều dài 89 mét dài, tốc độ di chuyển đạt 15 hải lý (28 km một giờ). Sau 38 năm chuyên chở hành khách và hàng hóa ở Đông Dương, nó đã trở nên xuống cấp và được đưa vào danh sách loại bỏ.

    [​IMG]

    Tàu "Hải Phòng".

    Tuy vậy, sự thiếu hụt của tàu thuyền tại Đông Dương thời điểm này đã khiến con tàu cũ kỹ lọt vào mắt xanh của một công ty Trung Quốc có tên Bay A. Con tàu được công ty này mua lại với ý định tiếp tục khai thác.

    Nhưng người chủ tàu đã gặp phải trở ngại khi con tàu hai lần bị văn phòng kiểm định tại địa phương từ chối cấp phép hoạt động. Cuối cùng, nó cũng được cấp phép từ một văn phòng khác.

    Với thủy thủ đoàn chủ yếu là người Hoa, con tàu rời Sài Gòn 27/11/1904 và khó nhọc cập bến Qui Nhơn sau 6 ngày hành trình, thay vì 2 ngày như những con tàu khác. Tình trạng của nó thật sự tồi tệ, bánh lái bị méo, nhiều cánh quạt trong buồng máy bị mất, hàng hóa sắp xếp tràn lan, xăng dầu rò rỉ tỏa ra mùi vô cùng khó chịu đối với hành khách. Một sự thật khủng khiếp là 170 tấn xăng dầu đã được chứa trong chiếc bồn bị thủng và chắp vá bằng xi măng.

    Không nhận được bất cứ một sự sửa chữa nào, con tàu tiếp tục khởi hành đến Đà Nẵng ngày hôm sau. Và đó là thông tin cuối cùng mà người ta biết được về nó.

    Trên con tàu “Hải Phòng” hoàn toàn không có các thiết bị thông tin liên lạc và cứu hộ. Nó đã mất tích trên quãng đường từ Quy Nhơn về Đà Nẵng.

    Con tàu đã bị nhấn chìm bởi một cơn bão? Hay xăng dầu rò rỉ đã bốc cháy và thiêu rụi nó? Nguyên nhân của vụ tai nạn đến bây giờ vẫn là ẩn số. Nhưng hậu quả của nó thì vô cùng khủng khiếp: 140 người đã chết, gồm 128 người Việt và Hoa, 12 người Pháp. Không có một ai trên con tàu được xác nhận là còn sống sót.

    Thảm họa này đã làm chấn động dư luận Pháp và Đông Dương, dẫn đến việc Bộ trưởng Bộ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương bị bắt hai tháng sau đó. Vụ việc cũng buộc chính quyền Pháp phải đặt ra các quy định gắt gao trong việc kiểm định và cấp phép cho những con tàu chở khách để tránh những thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai.


    ______________________________________________-(Kienthuc.net.vn)
     
    ralphael thích bài này.
  11. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Từ Hy Thái Hậu và ba lần nhập quan bí ẩn

    Không chỉ sinh thời, cả sau khi mất, bà hoàng Từ Hy vẫn biết khuấy đảo thiên hạ bởi hàng loạt chuyện kỳ quái, liêu trai về xác chết của mình.

    [​IMG]

    Sau 76 năm với 3 lần nhập quan, di thể của bà đến nay vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.

    [​IMG]

    Lần nhập quan thứ nhất: Vào năm 1908, hai ngày sau khi chết, Từ Hy Thái Hậu được tiến hành chôn cất. Vào năm Đồng Trị thứ 5, lăng của Hoàng đế Hàm Phong được hoàn thành. Theo quy định đời nhà Thanh, lăng mộ của Hoàng Hậu Từ An, Hoàng Hậu Từ Hy phải đặt gần lăng Hoàng đế, và chỉ được xây dựng duy nhất một lăng cho Hoàng hậu. Triều đình dự định sẽ xây một lăng cho hai vị thái hậu, bên trong, hai chiếc quan tài sẽ đặt song song với nhau. Biết việc đó, Từ Hy vô cùng tức giận và nói “ Lăng nào cùng lúc mai táng hai thái hậu? Đến các phi tử trong Phi Viên Tẩm còn mỗi người một khoanh, liệu như vậy có phải là ép hai chị em ta quá không?”. Các vị đại thần thấy vậy đành chấp nhận, theo cách như với Phi Viên Tẩm mà làm.

    [​IMG]

    Đâu ngờ, Từ Hy hỏi tiếp: “Chúng ta là hai thái phi sao? Ai dám nói bọn ta không xứng để xây mỗi người một lăng đây?”. Từ Hy một lần nữa lại phá vỡ quy định, nhưng ai dám không nghe?. Vì vậy, vào tiết thanh minh ngày mùng 9 tháng 3 năm Đồng Trị thứ 12, Đồng Trị - khi đó 18 tuổi , sau khi hành Lễ Phu Sĩ và Lễ Đại Hưởng với Hoàng đế Hàm Phong tại lăng xong đã đích thân xem xét phong thủy của ngọn núi Bình Đỉnh và ngọn núi Bồ Đà ở gần đó.

    [​IMG]

    Lăng mộ vốn dĩ sẽ được xây dựng giống hệt nhau, tuy nhiên sau khi Thái Hậu Từ An qua đời thì Thái Hậu Từ Hy cũng thừa thế áp đảo. Tháng 8 năm Quang Tự thứ 21, đại thần trông giữ Đông Lăng sau khi bàn bạc với Từ Hy, đã lên triều mà bẩm rẳng: “ Lăng của Từ Hy Thái Hậu do bị ngấm nước mưa nhiều năm nên nhiều chỗ mục nát, cần phải tu sửa gấp”. Từ Hy Thái Hậu lệnh cho thân tín của mình là Khánh Thân Vương và Bộ Binh thượng thư Vinh Lộc thừa hành giải quyết. Kết quả, mọi ngóc ngách trong lăng đều được tu sửa. Đây quả thực là một công trình tu sửa quy mô lớn. Đến năm Quang Tự thứ 25 đã ngốn hết 150 vạn lạng, các khoản tiền chi sau đó lại càng khủng khiếp.

    [​IMG]

    Ngày 18 tháng 10 năm 1908, công trình trùng tu cuối cùng cũng hoàn thành sau 13 năm thực hiện ( thật khéo là sau đó 4 ngày thì Từ Hy Thái Hậu từ trần). Riêng số vàng lá chỉ sử dụng cho 3 điện chính đã đạt tới 4.592 lượng. Các bệ đá trong điện cũng được trạm khắc tạo thành hình: “ Long tại Hạ, Phượng tại Thượng” vô cùng tinh xảo.

    [​IMG]

    Ngày 22 tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (năm 1908), Từ Hy Thái Hậu đi bước chân cuối cùng trong chặng đường đời 74 năm của mình. 4h30 chiều cùng ngày, các thái giám dùng kiệu Nga Hoàng Cát Tường đưa di thể của Từ Hy Thái Hậu ra khỏi Tây Uyển Nghi Loan Điện, đến 5h15 thì về tới Hoàng Cực Điện. 8h5 sáng ngày thứ hai, di thể của Từ Hy Thái Hậu được nhập quan. Giờ Tỵ ngày mùng 4 tháng 10 năm Tuyên Thống, Thống (năm 1909), Từ Hy Thái Hậu được nhập địa cung của Định Đông Lăng trên núi Bồ Đà.​
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/5/14
  12. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Từ Hy Thái Hậu và ba lần nhập quan bí ẩn (TT)


    [​IMG]

    Lần nhập quan thứ hai: Năm 1928, lăng mộ Từ Hy đã bị đột nhập, phá hoại cướp bóc. Thậm chí, sử sách Trung Quốc còn chép rằng, khi quan tài bật nắp, thi thể thái hậu xuất hiện những dấu hiệu lạ lùng, đặc biệt là sợi lông trắng mọc dài ở ngón tay. Rốt cục số châu báu táng cùng Từ Hy Thái Hậu là bao nhiêu? Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc của bà hoàng cũng đích thân tham dự nghi lễ táng bảo trong quan tài của Từ Hy Thái Hậu. Theo cuốn “ Ái Nguyệt Hiên Bút Ký” mà hắn và cháu hắn biên soạn: Trước khi nhập quan, dưới đáy quan tài được rải 3 tầng vàng và 1 tầng chân châu, dày 3 thước. Trên đầu gối lá sen xanh, dưới chân rải hoa sen hồng.
    Đầu Bà còn đội một chiếc mũ Phượng gắn chân châu, viên lớn nhất cũng phải to bằng quả trứng gà, giá trị lên tới 1 nghìn vạn lượng bạc trắng. Quanh người bà đầy rẫy ngọc ngà vàng bạc.

    [​IMG]

    Đầy một quan tài kỳ châu dị bảo như vậy hóa ra lại chỉ rước vào cho bà đại họa. 20 năm sau khi Từ Hy Thái Hậu chết, tức ngày 4 đến ngày 10 tháng 7 năm 1928. Tên đạo chích Tôn Điện Anh đã đào trộm lăng mộ của Hoàng đế Càn Long và Từ Hy Thái Hậu, phá quan tài, vứt xác và cướp đi toàn bộ số châu báu chôn cùng di thể. Di thể của Từ Hy Thái Hậu bị ném ra ngoài, viên ngọc trong miệng bị lấy mất, quần áo phía trên cũng không còn, chỉ trơ lại chiếc quần lót. Trong ảnh là tên đạo chích Tôn Điện Anh.

    [​IMG]

    Sau khi xảy ra vụ trộm, Phổ Nghi phái Tải Trạch, Kỳ Linh, Bảo Hy đến Đông Lăng để an táng lại di thể của Từ Hy Thái Hậu. Khi đám người Tải Trạch vào địa cung thì thấy di thể của Từ Hy Thái Hậu phủ phục trên nắp quan tài, đầu hướng về phía Bắc, chân quay hướng
    Nam, tay trái đặt trên lưng. Địa cung bị phát lộ trong 40 ngày, di thể bà xuất hiện rất nhiều vết lốm đốm, người có lông trắng.

    [​IMG]

    Đám người Tải Trạch thấy chiếc quan tài vẫn còn tốt, có thể dùng tiếp được bèn dùng một tấm lụa vàng phủ lên di thể Từ Hy, sau đó lấy một dải dây vàng chăng vào một bên di thể rồi chầm chậm lật cho vừa khéo dải dây. Hiện lên trước mắt họ: sắc mặt bà xám trắng, hai mắt đã mất nhãn châu, trên môi có dấu tích vết thương. Cả hội người cùng chung tay đưa di thể bà nhập quan và cất số móng tay, số răng tìm được vào một chiếc túi nhỏ màu vàng.

    [​IMG]

    Lần nhập quan thứ ba: Năm 1984, Cục Văn vật tiến hành vệ sinh quan tài, đưa di thể bà ra ngoài. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Sở Bảo tồn văn vật lăng Thanh Đông tiến hành dọn dẹp vệ sinh địa cung của Từ Hy Thái Hậu. Để kịp khai phóng công trình xây dựng địa cung của Từ Hy và địa lăng của Từ An vào ngày Quốc tế lao động năm đó, lãnh đạo Sở bảo tồn
    quyết định sẽ đợi đến mùa vắng khách mới cho tiến hành lau dọn bên trong quan tài của Từ Hy. Trong ảnh là hình ảnh quan tài khi mở ra năm 1984 của Từ Hy Thái Hậu.

    [​IMG]

    Tháng 12 năm 1984, ngành du lịch vào mùa vắng khách, lãnh đạo Sở bảo tồn quyết định lau dọn quan tài của Từ Hy. Ngày 6 tháng 12, sau khi nhân viên vệ sinh mở nắp quan tài thì thấy có một chiếc chăn vàng phủ chặt bên trong, trên chăn còn có 2 bộ quần áo khác, đó chính là dấu tích năm 1928 đám người Tải Trạch thực hiện, 55 năm qua đi chưa một lần bị mở ra. Lãnh đạo Sở quyết định tạm đóng nắp quan tài, niêm phong địa cung, báo cáo sự việc với cấp trên.
    Ngày mùng 4 tháng 1 năm 1984, Cục Văn vật quốc gia đã cử một số chuyên gia kết hợp với Cục Bảo tồn văn vật Đông Lăng tiến hành lau dọn quan tài của Từ Hy.

    [​IMG]

    Ngày thứ hai, khi nhân viên vệ sinh mở hai bộ quần áo ra thì phát hiện bên trong có chiếc túi nhỏ đựng móng và răng của Từ Hy Thái Hậu. Cuộn xong tấm lụa vàng cũng là khi di cốt của Từ Hy Thái Hậu được bày ra trước mắt; phần mặt và thân trên bọc bằng tấm lụa vàng ;
    Phần thân dưới mặc quần thêu chữ “ Thọ”, một bên chân mang tất. Di thể nằm thẳng trong áo quan, đầu hơi nghiêng bên trái, tay phải đặt trên bụng, tay trái buông tự nhiên dọc thân, hai hốc mắt thẳm sâu, phần thắt lưng cố định bằng bởi sợi dây đai.

    [​IMG]

    Nhân viên vệ sinh đưa di thể của bà ra ngoài và đặt trên mặt đất trong địa cung. Sau khi phun xong thuốc khử trùng thì tiến hành đưa di thể của Từ Hy nhập quan. Đây là lần thứ 3 di thể bà được mai táng lại trong cùng một chiếc quan tài. Chăn, chiếc túi nhỏ và hai bộ quần áo cũng được đặt lại đúng vị trí như trước. Sau khi mọi thứ được sắp xếp nguyên trạng thì nhóm chuyên gia tiếp tục phun thêm một lớp thuốc. Nắp quan tài được đóng lại, các thợ mộc sau khi sửa phần hư hỏng bên ngoài cũng ráp nốt những mảng cuối cùng vào quan. Cho đến nay, di thể của Từ Hy Thái Hậu vẫn còn nguyên vẹn.​


    __________________________________(Kienthuc.net.vn)
     
  13. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P10)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh Darrel Lang hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Từng là Nhà băng (ngân hàng) Sài Gòn. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Thiếu nữ Sài Gòn. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Ngã tư Phú Nhuận, bên trái ảnh là BV Cơ Đốc. Ảnh. Darrel Lan

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Nay là cầu Điện Biên Phủ. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Công ty cấp nước TP HCM dọc theo xa lộ Biên Hòa,bên phải là ngữ tư Thủ Đức, phía sau là Công ty Dệt may VIMYTEX. Ảnh. Darrel Lang

    [​IMG]

    Sài Gòn 1968 - góc đường Hai Bà Trưng - Trần Quốc Toản ngày nay. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - cửa ngõ "thủ đô" Sài Gòn phía Tân Sơn Nhất. Ảnh. George Lane

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - Ngã tư Bảy Hiền - French Cemetery. Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - Nghĩa trang Bắc Việt phía sau Bộ Tổng Tham Mưu. Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - đường Hai Bà Trưng, khu nhà màu vàng bên phải dưới thời Việt Nam Cộng Hòa là xưởng sản xuất á phiện, lúc đó á phiện là ngành nghề kinh doanh được cấp giấy phép, bên trái là Khách sạn Brinks. Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - bãi đậu xe phía sau nhà Quốc Hội (cũ). Phía xa bên phải là Khách sạn Ritz Sài Gòn - Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969. Tòa nhà mọc lên bên trái nóc tòa nhà Quốc Hội là khách sạn Palace đang xây trên nền cũ tiệm đàn Mỹ Tín. Ông chủ Mỹ Tín vừa bán đàn vừa làm tài tử và từng thể hiện vai nhân vật họa sỹ trong phim "Chân Trời Tím". Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - Bùng binh Cây Gõ, còn gọi là công trường Duy Linh.. Giữa vòng xoay Cây Gõ là tượng đài Lê Lợi. Loại xe đò màu đỏ Hotchkiss của Pháp rất phổ biến thời đó, dân tình thường gọi là "xe đò mỏ nhọn" - Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - Trạm thông tin radar Phú Lâm. Ảnh. George Lane.​
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/5/14
  14. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thư Viện ẢNH...

    Ảnh màu cực hiếm: Đường phố Sài Gòn -hòn ngọc Viễn Đông
    1967-1968
    (P11)


    Đường phố Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của châu Á những năm 1967 - 1968 dưới góc nhìn của phóng viên ảnh George Lane hiện lên lung linh sắc màu và kiêu hãnh: "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!"​


    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - cơ sở sản xuất nhang, Phú Lâm trên đường Bà Hom trước cư xá Phú Lâm B. Nhà thuốc tây Phú Lâm ở góc phải, cách một căn là tiệm hủ tiếu song song vói căn nhà mầu đen của người Hoa tên là Hải Đường. Họ làm nghề se nhang và phơi trên sân thượng . Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - ngã tư Hàng Xanh trên đường đi Long Bình - Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1969 - trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.Ảnh. George Lane.

    [​IMG]

    Đường bên cạnh đài tử sĩ từ xa lộ Biên Hòa đi Dĩ An, 1968 - Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Đường đi Củ Chi. Ảnh. Darrel Lang.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1966 - Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc đường Công Lý -Trần Quý Cáp.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1966.

    [​IMG]

    Sài Gòn - Đường Lê Lợi, phía trước rạp Vĩnh Lợi, xe ba bánh bán sữa bột sô cô la.

    [​IMG]

    Sài Gòn - Rạp chiếu phim Rex, mọi người ngồi chờ hết xuất chiếu trước để vào xem phim. Thời đó, phim Tết rất đông khách nên rạp chiếu theo suất, các rạp thường chiếu hai ba phim một lúc, chia ra theo mùng (1-3-5-7...) như trên băng rôn trong hình. Louis De Funès là vua hề của màn bạc Pháp rất ăn khách với dân Sài Gòn lúc bấy giờ, loạt phim Fantomas được nhiều người ưa thích.

    [​IMG]

    Bệnh viện Sài Gòn nằm trên đường Lê Lợi.

    [​IMG]

    Sài Gòn 1964 - Dinh Độc Lập trong quá trình xây dựng. Ảnh. Russell Vesco.

     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/14
  15. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    7 nhà độc tài tàn ác trong lịch sử nhân loại


    [​IMG]

    Attila hay còn gọi Attila the Hun

    là nhà lãnh đạo của người Hung trong khoảng thời gian từ năm 434 - 453. Ông là nhà lãnh đạo của đế chế Hunnic, được coi là một trong những nhân vật phản diện nổi tiếng nhất lịch sử. Trong thời gian cầm quyền, ông đã cho quân hai lần vượt qua sông Danube và cướp bóc ở các nước thuộc vùng Balkans. Ông cũng cố gắng chinh phục Gaul La Mã của Pháp, vượt qua sông Rhine vào năm 451 và hành quân đến vùng xa xôi Aurelianum ở Orleans. Sau đó ông xâm lược Itlaly và tàn phá các tỉnh phía Bắc... Thậm chí, Attila còn lên kế hoạch cho các chiến dịch tiếp theo nhằm chống lại người La Mã.

    [​IMG]

    Hoàng thân Vlad III của Wallachia
    là nhà lãnh đạo vô cùng tàn bạo trong lịch sử nhân loại. Ông cầm quyền từ năm 1456 - 1462. Vị hoàng thân này nổi tiếng với việc cho thi hành những hình phạt tàn khốc và được người đời đặt biệt danh là "Bá tước ma cà rồng".
    Một trong những hình thức tra tấn mà Hoàng thân Vlad III thường xuyên sử dụng là đóng cọc xuyên người. Ông cho người tra tấn người khác khi đang ăn uống. Có lần ông đã hành hình gần 20.000 nam giới, phụ nữ và trẻ em ở thành phố Amlas. Ngoài ra, ông còn nghĩ ra nhiều biện pháp tra tấn rùng rợn khác như lột da, đun sôi, treo cổ, chọc mù mắt, chôn sống, cắt mũi, tai, cơ quan sinh dục và chân tay của nạn nhân.

    Sa hoàng Ivan IV của Nga

    Mỗi ngày, Sa hoàng Ivan IV của Nga cho binh lính bắt 500 - 1.000 người dân để tra tấn và hành hình để thỏa mãn thú vui bệnh hoạn của mình.

    [​IMG]


    Ivan IV của Nga còn được biết đến với tên gọi Ivan IV Vasilyevich là đại công tước của Muscovy từ năm 1533-1547 và được coi là Sa hoàng đầu tiên của Nga (từ năm 1547).

    Ông là một nhà lãnh đạo khá tàn ác khi thiêu đốt 1.000 người trong chảo chiên và còn có sở thích bệnh hoạn đóng cọc xuyên người. Ông còn cho binh sĩ xây tường thành khắp thành phố để không cho dân chúng đào thoát. Quân đội của Sa hoàng Ivan IV mỗi ngày bắt 500 - 1.000 người dân để tra tấn và giết chết trước mặt nhà lãnh đạo độc ác này và con trai ông.


    Adolf Eichmann sinh ngày 19/5/1906 ở Solingen.

    [​IMG]

    Adolf Eichmann sinh ngày 19/5/1906 ở Solingen.Đó là một thành phố công nghiệp nhỏ ở Rhineland, Đức. Ông là một trong những nhân vật độc ác khét tiếng ở trại tập trung Holocaust. Ông bị nhà nước Israel treo cổ do phạm tội diệt chủng người Do Thái trong Chiến tranh thế giới II.

    Vua Leopold II của Bỉ

    [​IMG]

    Vua Leopold II của Bỉ lên ngôi vào ngày 17/12/1865 và tại vị cho đến khi qua đời. Trong thời gian cầm quyền, ông đã sáng lập Congo Free State - một dự án tư nhân chuyên thực hiện hoạt động lấy mủ cao su và ngà voi ở khu vực Congo thuộc miền trung Trung Phi. Để có đủ số lượng công nhân, ông đã bắt và gây ra cái chết của khoảng 3 triệu người Congo.

    Adolf Hitler là trùm phát xít khét tiếng của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới 2
    [​IMG]

    Adolf Hitler là trùm phát xít khét tiếng của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới 2 Ông là người gây ra nạn diệt chủng người Do Thái, khiến khoảng 6 triệu người thiệt mạng. Vào ngày 30/4/1945, Hitler đã tự sát bằng cách bắn một viên đạn vào đầu.

    Adolf Idi Amin Dada là một trong những nhà độc tài tàn ác nhất trong lịch sử.

    [​IMG]

    Ông là Tổng thống Uganda từ năm 1971 - 1979. Trong thời gian cầm quyền, ông đã vi phạm nhân quyền, đàn áp chính trị, khủng bố dân tộc, trục xuất người Ấn Độ ra khỏi Uganda. Theo ước tính, số người thiệt mạng vì những quyết sách độc đoán của Dada khoảng 80.000 - 500.000 người.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  16. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Hé lộ chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức trong cung đình Huế

    Lâu nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.
    kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

    [​IMG]
    Điện Càn Thành - Palais du Musée

    [​IMG]
    Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế

    Đời sống hậu cung phức tạp

    Đời sống của phi tần, thị nữ trong cung cũng nhiều vấn đề phức tạp chứ không hề đơn giản, tác giả Charles-Édouard Hocquard hé lộ thêm: “Mỗi phi tần đều có quyền đem vào điện một số hầu gái tùy theo cấp bậc của phi tần đó và phải tự bỏ tiền ra trả cho họ. Hoàng hậu có thể có mười hai hầu gái và tài nhân cấp thấp nhất có ba hầu gái. Luật của vương quốc không giới hạn số lượng phụ nữ trong hậu cung nhưng những người hầu gái này phải làm hết mọi việc. Họ lao động dưới sự giám sát của những bà già hơn, các bà này được chia làm sáu bậc. Dưới thời Tự Đức, những nữ giám sát này có đến sáu mươi người. Họ ăn lương triều đình và mặc y phục giống với y phục các phu nhân của quan đại thần; chính họ là người chỉ định thị nữ trong hậu cung mỗi ngày đi phục vụ nhà vua và thái hậu; họ cũng điều hành các nữ công có nhiệm vụ chèo trên long thuyền và canh gác xung quanh những phòng ốc đặc biệt của nhà vua. Nữ công có tới ba trăm người chia thành sáu bậc, họ ở trong một tòa nhà nằm cạnh hậu cung; đồng phục của họ gồm quần dài, váy và khăn đầu màu lục”.

    [​IMG]
    Đại điện trong kinh thành Huế

    Dân gian thường nói "sướng như vua" cũng có lý do là vì vậy. "Mỗi ngày hoàng thượng được một đội ngũ gồm mười lăm người vợ và ba mươi a hoàn phục vụ; những a hoàn này cầm kiếm gác tất cả lối ra vào tẩm điện. Những người khác thì hầu hạ các việc thường ngày của vua; năm người trong số thị nữ luôn ở cạnh để phục vụ ngài, và mỗi ngày lại đổi một kíp. Vì vậy mà số thị nữ hậu cung lên đến 579 người, lại thêm 455 a hoàn nữa, tất cả đều ăn lương triều đình. Một con số không hề nhỏ", trích từ sách đã dẫn.
    Theo Charles-Édouard Hocquard, phi tần của nhà vua được tuyển theo hai cách: hoặc là con gái của quan lại triều đình và những phú hộ muốn được vẻ vang, ân thưởng, đem những cô con gái xinh đẹp nhất dâng lên nhà vua; hoặc con cái của dân thường do hoàng hậu mua về để làm diễn viên nhưng sắc đẹp của họ động lòng nhà vua. Tuy nhiên, kiếp người trong hậu cung cũng thật sự buồn. “Những người phụ nữ này gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài, thậm chí không thể trở về nhà cha mẹ đẻ; người mẹ thỉnh thoảng còn được cho phép tới thăm con trong hoàng cung”, tác giả cho biết.
    Đó là khi hoàn toàn khỏe mạnh, chứ nếu chẳng may một phi tần của vua nhiễm bệnh nặng thì sẽ bị cách ly trong phòng thuốc của hậu cung để thái y tới khám và đặt dưới sự giám sát của một hoạn quan. Gặp phải căn bệnh vô phương cứu chữa thì có thể bị gửi trả về nhà. Còn trường hợp đột tử, sẽ bị đem xác ra khỏi hoàng thành qua bờ tường nhờ một dây tời. “Không bao giờ được đưa một xác chết qua cánh cổng chỉ dành riêng cho vua chúa. Và kể cả vua chúa cũng không phải là ngoại lệ; khi nhà vua băng hà, quan tài sẽ được đẩy qua một lỗ hổng đục trên tường, sau này sẽ trám lại", Charles-Édouard Hocquard viết.

    [​IMG]
    Biệt điện của nhà vua

    Điện của Thái hậu, mẹ vua Tự Đức không nằm xa hậu cung là mấy. Thái hậu rất có thế lực nên bà được phục vụ bởi một đội ngũ đặc biệt và mỗi ngày lại có một công chúa cùng ba phi đến vấn an bà. Sách đã dẫn mô tả chi tiết: “Triều đình mỗi năm cấp cho bà mười nghìn xâu tiền, một nghìn đấu gạo; cứ mười năm thì bổng lộc này lại tăng thêm năm nghìn xâu tiền. Tự Đức rất hiếu thảo với mẹ, nhà vua tới thăm thái hậu mỗi ngày, biếu bà vô số quà cáp, trò truyện ân cần và thường xin bà lời khuyên. Thái hậu dành thời gian để dạy dỗ con hát phục vụ cho nhà vua; thỉnh thoảng bà đi dạo cùng nhà vua..."
    Khi nhà vua băng hà, phi tần cũng sẽ có hai số phận: Những ai thuộc cấp bậc cao nhất rút về ở trong các cung điện cạnh lăng tẩm nhà vua, và tại nơi đó, dưới sự giám sát của các hoạn quan, họ hy sinh nốt phần đời còn lại để lo hương khói cho người chồng hoàng gia. Còn những người vợ thuộc cấp bậc thấp thì được trả về nhà cho cha mẹ, nhưng dù có xinh đẹp, khéo léo đến đâu họ cũng chỉ có thể tái hôn với thường dân. Do theo quy định thì quan lại bị cấm lấy vợ là phi tần từ hậu cung ra và sự cấm đoán này bắt nguồn từ sự tôn trọng đối với vị vua quá cố, nên cuộc đời các phi tần phần lớn cuối đời đều buồn và cô độc.


    _______________%$@%^*(_+)*&^%$#@%%^&&**_____________

    Khám phá chi tiết “độc, lạ” trong trang phục thái giám triều Nguyễn


    Ở thời Nguyễn, mũ áo trong triều đình rất được chú trọng và đầu tư. Vì vậy, trang phục không giống ai của một nhân vật thường song hành với nhà vua mà mọi người tò mò muốn biết đó là thái giám.
    chim phượng, hoa, ngọc quý, mệnh phụ là phượng quan, hoa và đá quý. Ngoài ra còn có một trang sức đặc biệt ở tất cả các loại mũ nêu trên đó là bác sơn, với ý nghĩa non sông đất nước được đặt lên đầu, một hình thức tôn vinh cùng với cả trách nhiệm với Tổ quốc. Như vậy, về mũ trong biên chế của nhà nước nói chung đều có một nguyên tắc, ngoài việc để phân biệt địa vị ra, mũ còn để trang trí những biểu tượng thiêng liêng của mỗi nước.
    Rất tiếc là hiện nay, mặc dù chưa có tài liệu sưu tầm nào tìm được có quy định về mũ áo dành cho thái giám của triều Nguyễn, tuy nhiên qua một số tranh và bản vẽ ở cuối triều Nguyễn cũng phần nào giúp các nhà nghiên cứu phác họa được trang phục của thái giám.

    [​IMG]
    Ảnh 2: Bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân “Hoàng đế nước Đại Nam với đại triều phục” vẽ Thái giám đang đứng dâng hoa hai bên

    [​IMG]
    Ảnh 3: Trang phục của Thái giám triều Nguyễn

    Trước tiên ở tấm hình trắng đen (ảnh 1), nghệ nhân Vũ Kim Lộc nhận xét: “Thoạt nhìn vào đã cho ta cảm giác và liên tưởng ngay đến cái gì đó bị cắt, bởi ở phần đỉnh mũ trông như được cắt ngang như có chủ ý, thể hiện như thân phận của chính nhân vật này. Về trang sức, phía trước mũ là bác sơn và ở phía trên có 1 hình tròn nhỏ không rõ là ngọc hay là quả cầu bằng vải. Tại trán mũ có 1 hoa và 2 giao long chầu ở hai bên, còn ở vành mũ có dây kim nhiễu tuyến. Điều hơi lạ là kim khóa nhãn lại trang trí ở hai bên thuộc phía sau mũ, còn phía sau mũ cũng có 1 hoa và 2 giao long”.
    Tiếp theo, hai bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân là rõ ràng và cung cấp nhiều thông tin thú vị, đó là bức “Hoàng đế nước Đại Nam với đại triều phục” (ảnh 2) và bức “Hoàng đế nước Đại Nam với lễ phục tế Nam Giao” (ảnh 4) đã phản ánh nhiều điều lý thú. Đầu tiên, điều độc giả quan tâm thấy ngay ở đây là hai Thái giám đứng hầu vua ở trong hai bức tranh quá thân cận. Về mũ (ảnh 3 và ảnh 5), đã cho biết phần đỉnh mũ là dạng hình cuốn đối xứng có phía trên là mặt cắt ngang. Ở vòm mũ cũng là bác sơn, 1 hoa, 2 giao long, kim khóa nhãn cũng nằm ở mặt bên thuộc phía sau mũ. Tại vành mũ là dây kim nhiễu tuyến, nhưng khác với mũ ở bản vẽ (ảnh 1) là có trang sức giống như kim ngạch tường của quan Chánh Nhất phẩm, trên Nhất phẩm.

    [​IMG]
    Ảnh 4: Bức tranh “Hoàng đế nước Đại Nam với lễ phục tế Nam Giao”


    [​IMG]
    Ảnh 5: Phát hiện về trang phục của Thái giám triều Nguyễn giúp các nhà nghiên cứu có thêm những tư liệu quý báu của lịch sử giai đoạn này


    "Trở lại bản vẽ số 1, tiếc là cho đến nay vẫn không biết tác giả là ai, vẽ vào thời gian nào về mũ của Thái giám, tuy không phải là bản vẽ kỹ thuật và chỉ là bản vẽ minh họa về loại mũ này nhưng cũng tương đối chính xác về kiểu dáng mũ Thái giám để làm tư liệu phục chế sau này", nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc nhận xét.
    Căn cứ vào hai bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ, nghệ nhân Vũ Kim Lộc phân tích thêm: "Mũ Thái giám nhìn chung là giống với mũ ở bản vẽ ảnh số 1, chỉ khác là không có quả cầu tròn, nhưng lại có trang sức như kim ngạch tường. Rất có thể hai trang sức này là được đặc ân. Về kiểu dáng cho thấy mũ không thuộc kiểu phốc đầu vuông hay tròn, mà là nằm ở giữa hai kiểu vuông tròn. Thật đáng khen cho nghệ nhân mũ mão ở triều Nguyễn đã chế ra loại mũ này cho nhân vật Thái giám hết sức lạ và độc đáo”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  17. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    7 nhà độc tài tàn ác trong lịch sử nhân loại

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  18. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    7 nhà độc tài tàn ác trong lịch sử nhân loại



     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    7 nhà độc tài tàn ác trong lịch sử nhân loại



     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  20. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Những chuyện Bí Mật...Xưa và Nay...

    7 nhà độc tài tàn ác trong lịch sử nhân loại



     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20