Mâm bồng bát tràng. Mâm bồng bát tràng là đồ thờ cúng linh thiêng nguồn cội nằm trong bộ đồ thờ truyền thông văn hóa việt của làng cổ Bát tràng. Mâm bồng là một trong 3 món đổ bắt buộc phải có trên 1 ban thờ như bát hương, đèn dầu và mâm bồng, số lượng mâm bồng thường là 1 hoặc 3, nhưng đa phần là 3, số lượng mâm bồng bát tràng trên bàn thờ cũng được quyết định 1 phần bời số lượng bát hương trên bàn thơ ( số lượng bát hương thường là 3). Trên bàn thờ ngoài mâm bồng còn có các đồ thờ khác như bộ đỉnh hạc, bộ tam sư, bộ ngũ sự, bát hương, chóe thờ.... Bộ đỉnh hạc là gồm bộ đỉnh và 2 hạc được đặt sau bát hương, mang giá trị tâm linh việt Mâm bồng theo truyền thống văn hóa tâm linh thường được đặt trước các bát hương, theo quan niệm văn hóa tâm linh của người việt thì mâm bồng được dùng để dâng lễ vật lên cho các vị thần thánh, tổ tiên. Mâm bồng là 1 mâm cao, có trụ chân đế cao và 1 mâm có dáng lòng chảo để đựng các lễ vật vào không bị rơi ra ngoài. Mâm bồng trên ban thờ thường là 3 mâm bồng, một mâm đựng vàng mã, một mâm đựng hoa quả, một mâm đựng các lễ vật khác. Mâm bồng bát tràng là mâm bồng được làm bằng gốm sứ với nguyên liệu đất mẹ nơi sinh ra và khởi nguồn của sự sống. Qua nhiều công đoạn và được chế tác từ đôi bàn tay hoa văn của người nghệ nhân Bát tràng tạo nên hình ảnh hoa văn đắp nổi mang đậm nét văn hóa của người Việt. Trên mâm bồng bát tràng có hình ảnh 2 linh vật được người việt tín ngưỡng đó là rồng và phượng, đó là tượng trưng cho sức mạnh, còn biểu tượng phượng hoàng là sự đức hạnh là sự thanh cao. Mâm bồng bát tràng là sản phẩm mang đậm nét văn hóa tâm linh việt là một trong những món đồ thờ cúng không thể thiếu của bàn thờ gia tiên việt. Nguồn: Mâm Bồng Long Phụng gốm sứ men rạn cổ