thiện tai thiện tai, sao thí chủ lại đánh sư [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=xB40rSGqfIw[/YOUTUBE]
Cẩn thận khi ăn rau sà-lách-soong. Trong cọng rau salad xoong,khi lặt rau tách cọng thấy bên có một loại giun , hay đỉa, sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều - nếu chúng ta vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn & sốt cà chua , mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì . Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành .Cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống ( rau muống, cần nước ,v.v.).
Hà Nội: Đang ăn chân gà, suýt ngất khi thấy giòi - Sau khi thưởng thức gần hết đĩa chân gà luộc, một khách hàng ở Hà Nội đã tá hỏa khi phát hiện một chiếc chân gà cuối cùng có giòi. Khách hàng trên là anh Trần Anh T. (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Vào khoảng 21h tối ngày 21/4, anh T. cùng người thân rủ nhau đi ăn chân gà luộc tại một quán ở gần nhà. Chân gà có giòi (Ảnh do độc giả cung cấp) Sau khi ăn gần hết đĩa chân gà, anh T. mới tá hỏa khi phát hiện một chân gà có giòi. Anh T cho biết: “Nhóm chúng tôi lúc đó có 5 người đã chết khiếp khi nhìn thấy cảnh này". Anh cũng cho biết thêm, đĩa chân gà này không có mùi lạ, màu sắc hoàn toàn bình thường và thậm chí còn nhìn rất ngon mắt. Nên anh T. và người thân đã yên tâm “chén” gần hết đĩa chỉ đến khi phát hiện những con giòi trên chiếc chân gà mới bàng hoàng. Khách hàng đã kinh hãi khi nhìn thấy cảnh tượng này Anh cho biết: “Không dám bước chân vào quán này thêm một lần nào nữa”. Chân gà, cánh gà là món khoái khẩu của nhiều người dân ở Hà Nội. Nhưng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm của món ăn hấp dẫn này đang khiến không ít người lo lắng.
Thịt gà gây nhiễm trùng đường tiết niệu Hơn 1 triệu phụ nữ Anh bị nhiễm trùng đường tiết niệu mỗi năm. Các nhà khoa học cho rằng gà chính là thủ phạm gây bệnh. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ vi khuẩn E.coli gây ra các bệnh nhiễm trùng trên người. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây từ Canada đã phát hiện chủng vi khuẩn có khả năng đến từ gia cầm. Nhóm nhà khoa học thuộc Đại học McGill ở Montreal đã phân tích kiểu gen của vi khuẩn E.coli gây ra nhiễm trùng tiết niệu từ 320 mẫu E.coli có trong thịt heo, gà, bò. Và họ thấy rằng gà là đối tượng gần gũi nhất. Chủng E.coli kháng kháng sinh mới có tên là Extended-Spectrum Beta-lactamase (ESBL) đã lan rộng ở các trang trại của Anh. Khoảng từ 5-10% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra bởi ESBLs. Tác giả nghiên cứu Amee Manges nói: “Gà có thể là một ổ chứa vi khuẩn E.coli gây ra nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu”. Nhiều dữ liệu cho thấy các bệnh nhiễm trùng bắt nguồn trực tiếp từ các loại gia cầm chứ không phải nhiễm bẩn trong quá trình chế biến thực phẩm. Nguyên nhân do kỹ thuật chăn nuôi hiện đại làm gia tăng E.coli kháng thuốc do quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình sản xuất thức ăn gia súc. Kết quả của sự tăng lên ở những chủng E.coli kháng thuốc làm cho việc quản lý nhiễm trùng đường tiết niệu trở nên phức tạp và nguy cơ điều trị thất bại cao. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng nên giảm dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi để hạn chế nhiễm các chủng kháng thuốc ở người. Đồng thời chế biến và nấu kỹ thịt gà sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng từ E.coli. Nếu gặp các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như nóng rát khi đi tiểu, thường xuyên đi tiểu và đau ở bụng dưới… liên tục nhiều ngày thì bạn nên đến ngay bác sĩ để điều trị. Các biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là phổ biến nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như suy thận hoặc ngộ độc máu.
Ăn thịt là ăn… vi khuẩn? Trong gần 1.500 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt được kiểm nghiệm, cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm phát hiện gần 41% mẫu nhiễm khuẩn Salmonella - vi khuẩn gây ra các bệnh đường tiêu hoá ở người. Tính trung bình, người Hà Nội tiêu thụ từ 350- 400 tấn thịt lợn /ngày, 100- 120 tấn thịt gia cầm các loại /ngày. Còn tại TP. Hồ Chí Minh con số tiêu thụ thịt lợn và thịt gia cầm của người dân gấp từ 3-4 lần con số nói trên. Điều đó chứng tỏ rằng, thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn; thịt gia cầm các loại và các sản phẩm được chế biến từ thịt gia cầm đều là món ăn thường xuyên trong các bữa cơm của hầu hết các gia đình. Và, điều đó cũng chứng tỏ rằng, rất nhiều người dân có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá từ lượng thực phẩm khổng lồ trên. Thịt lợn vẫn chứa nhiều vi khuẩn. Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Đề, giảng viên chuyên ngành vi sinh, trường Đại học Y Hà Nội cho biết: "Thực phẩm - thịt lợn, gia cầm của chúng ta hiện nay không chỉ có vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hoá làm ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sức khoẻ người tiêu dùng mà còn có ấu trùng sán. ấu trùng sán được tìm thấy ở trong thịt lợn của 50 tỉnh, thành trên toàn quốc. Tại những nơi, người ta tưởng, thực phẩm được đảm bảo vệ sinh an toàn nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì các mẫu xét nghiệm vẫn thể hiện rõ rằng: % mẫu bị nhiễm vi khuẩn, ấu trùng sán, trứng giun... vẫn không kém các địa phương khác. PGS. TS Đề cho biết thêm, đồng nghiệp của ông ở trong TP. Hồ Chí Minh là TS. Cao Minh Nga phát hiện 70% mẫu kiểm nghiệm lòng lợn đã luộc chín - món ăn khoái khẩu của nam giới và bì thịt heo + bánh mì hoặc bì thịt heo + cơm tấm đang được ưa chuộng ở TP. Hồ Chí Minh - có trứng giun đũa. Công trình nghiên cứu của TS Nga còn chỉ ra rằng: Các loại vi khuẩn chủ yếu trong bì thịt heo là Coliforms, E.coli, B.cereus, C.perfringens, S.aureus E.coli là vi khuẩn chính làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là đối với trẻ em. Đặc biệt, E.coli là vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dẫn đến tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu có mủ, thậm chí gây nhiễm khuẩn bàng quang, thận... Còn vi khuẩn B.cereus sản sinh độc tố gây tiêu chảy. Theo PGS.TS Đề thì thực phẩm - thịt lợn, thịt gia cầm nhiễm khuẩn không hẳn do lỗi lúc giết mổ. Lò mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ là một nguyên nhân. Công tác chăn nuôi, chăm sóc cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Người chăn nuôi ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp, chưa thực hiện đúng quy trình của chăn nuôi. Ví dụ, nuôi một lứa lợn trong 3 tháng, lợn từ 10 kg trở lên, cho ăn thức ăn, uống thuốc phòng ngừa bệnh khác với lợn được vỗ béo (trong cùng một thời gian nuôi). Tức là tuỳ từng thời điểm có quy trình chăn nuôi riêng. Thế nhưng, người nông dân của chúng ta nuôi theo thói quen, có gì cho ăn đó, thậm chí cả đợt nuôi đến lúc báo giết mổ cũng chưa hề tiêm phòng cho lợn lần nào. Vậy làm sao mà không ủ bệnh, ủ vi khuẩn, vi trùng được. Chiều ngày 29/3, trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Bộ Y tế cho biết: Đã giảm được gần 30%, tức chỉ còn 41% sản phẩm thịt chứa vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Trước đây, trong các lần kiểm nghiệm riêng biệt, cơ quan kiểm định phát hiện ra 70% bì lợn chứa vi khuẩn nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Ngoài ra, các vi khuẩn gây bệnh khác cũng phát hiện có trong thịt lợn, thịt gia cầm. Các vi khuẩn này không những gây bệnh trực tiếp như tiêu chảy mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người dùng, làm suy giảm khả năng đề kháng của con người. Trước tình trạng trên, Cục đã báo cáo Bộ và trong thời gian gần nhất, sẽ có cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ NN &PTNT để có một quy trình chăn nuôi chuẩn dẫn đến những sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cả nước có 9, 4 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ nhưng mới chỉ có khoảng 20 - 30% được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2010 sẽ cấp giấy chứng nhận cho khoảng 80% cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Tôi là người nội trợ, hàng ngày phải chăm lo bữa ăn cho cả gia đình. Khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra các con số liên quan đến thực phẩm, cụ thể là thịt lợn và thịt gia cầm nhiễm nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh... Tôi rất lo ngại, chẳng biết sẽ phải làm thế nào? Trước đây, tôi cho rằng, cứ nấu thịt thật nhừ, đun ở độ sôi 100 độ thật lâu thì vi khuẩn, vi trùng chết. Thế nhưng, theo các nhà khoa học thì các loại trứng sán và ấu trùng sán không chết ở độ sôi 100 độ. Vậy chúng tôi phải làm thế nào đây? Theo tôi, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế không thể đứng ngoài cuộc, nhìn và đưa ra thông số. Cục và Bộ là cơ quan chủ quản, được Nhà nước giao cho trọng trách đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân để họ sinh sống, sao cứ đưa ra con số cảnh báo mà không có hành động thiết thực hơn sao? Chẳng nhẽ, Cục và Bộ cứ để người tiêu dùng dùng thực phẩm mất an toàn mãi sao, để khi dịch bệnh xảy ra rồi mới lên kế hoạch dập dịch saon.
Vi khuẩn sinh trưởng như thế nào trong thực phẩm? Nếu như thực phẩm bị nhiễm một vài vi khuẩn và nếu chúng ta không cất chúng vào tủ lạnh, thức ăn đó có thể bị nhiễm khuẩn nặng vào ngày hôm sau Vi khuẩn cần độ ẩm và ấm để phát triển- đó chính là lý do tại sao chúng ta cần phải cất một số thức ăn trong tủ lạnh. Vi khuẩn tái sản sinh bằng cách tự phân chia, ví dụ từ một trở thành hai, hai thành bốn và cứ tiếp tục như thế. Gặp điều kiện thích hợp, một vi khuẩn có thể sản sinh thành vài triệu trong vòng 8 tiếng đồng hồ và nghìn triệu trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Điều đó có nghĩa là nếu như thực phẩm bị nhiễm một vài vi khuẩn và nếu chúng ta không cất chúng vào tủ lạnh, thức ăn đó có thể bị nhiễm khuẩn nặng vào ngày hôm sau. Vì vậy mà chỉ cần ăn một miếng thôi, cũng đủ làm cho chúng ta bị ốm. Nếu chúng ta cất thức ăn vào trong tủ lạnh, chúng ta sẽ ngăn chặn không để vi khuẩn sản sinh. Vì chúng ta không thể nhìn, ngửi hay nếm chúng, nên cách tốt nhất để tránh xa chúng là chúng ta nên làm theo những chỉ định, hướng dẫn về VSATTP mọi lúc, mọi nơi. Một số vi khuẩn thường gặp: Campylobacter vi khuẩn Campylobacter là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây ra ngộ độc thực phẩm. Chúng có hầu hết trong thịt gà, thịt đỏ, sữa chưa tiệt trùng và nguồn nước chưa tái chế.Mặc dù chúng không phát triển trong thực phẩm, nhưng chúng lan truyền rất nhanh, vì vậy nếu bạn không cẩn thận thì chỉ cần một ít vi khuẩn có trên miếng thịt gà sống cũng có thể lây lan sang các thực phẩm đã nấu chín và gây ngộ độc.Vì vậy, bạn nên lưu ý trong việc để riêng các miếng thịt sống với các thực phẩm đã nấu chin và luôn luôn nấu thức ăn một cách kỹ lưỡng để tiêu diệt những vi khuẩn có thể có. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Campylobacter là:- Tiêu chảy, đau thắt vùng bụng- Trường hợp nôn mửa là hãn hữu Salmonella Samonella là vi khuẩn phổ biến thứ hai gây nhiễm độc thức ăn. Chúng thường có trong sữa chưa tiệt trùng, trứng, các sản phẩm có thành phần trứng, thịt, thịt gia cầm. Chúng có thể sống sót nếu như thức ăn không được nấu chin một cách cẩn thận. Salmonella có thể phát triển trong thức ăn- trừ phi thức ăn đó được làm lạnh. Chỉ cần với một số lượng nhỏ, chúng có thể sản sinh lên nhiều lần. Người bị nhiễm khuẩn salmonella nên hết sức cẩn trọng với việc vệ sinh cá nhân bởi vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới bất kỳ người nào vô tình chạm vào bạn. Ví dụ, nếu người bị nhiễm salmonella không rửa tay sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn có thể sẽ còn ở trên tay. Các triệu chứng: - Tiêu chảy - Nôn - Sốt - Đau bụng ListeriaListeria có thể gây bệnh cho một số nhóm người như phụ nữ mang thai, trẻ còn nằm trong bụng mẹ và trẻ sơ sinh, hoặc bất kỳ đối tượng nào hệ miễn dịch giảm, đặc biệt là ở tuổi 60 trở lên.Những người có hệ miễn dịch giảm, bao gồm cả những người vừa làm cấy ghép, đang phải uống thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch; hoặc những người mắc bệnh ung thư cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, như là những người mắc bệnh bạch cầu. Trong số những nhóm người dễ bị nhiễm, tình trạng bệnh cũng khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.Listeria tìm thấy ở một số thực phẩm ăn liền để lạnh, ví dụ như là bánh sanwitch gói sẵn, bơ, thịt thái nấu chin, thịt hun khói, pho mát mềm và pa tê. Vì vậy, những nhóm người đề cập ở bên trên nên tránh ăn những loại pho mát hay pa tê.Các triệu chứng: Trạng thái giống như cúm (nhiệt độ cao, các cơ bắp nhức mỏi và có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn Một vài trường hợp có thể gây ra viêm màng não, triệu chứng có thể như đau đầu, cổ đơ cứng, ngất, thiếu sự cân bằng về cơ thể Có thể gây xảy thai hoặc lưu thai đối với phụ nữ mang thai
Gạo 'ướp' bằng thuốc diệt mối Để hạt gạo luôn bóng mượt, không bị mối mọt và có hương thơm, nhiều người bán hàng đã dùng các loại thuốc diệt mối, mọt và hóa chất lạ phun thẳng vào gạo. Thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Bảo quản gạo bằng hóa chất độc hại Trong một lần đi mua gạo ở phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM, phóng viên được nghe câu chuyện của một người chủ cửa hàng bán gạo và thương lái gạo xoay quanh cách bảo quản gạo. Theo đó, muốn bảo quản gạo khô, không bị mối mọt, nấm mốc hay chuột bọ tấn công thì phải thường xuyên đánh thuốc diệt mối mọt xung quanh nhà kho. Nếu mọt tấn công gạo nhiều thì xịt trực tiếp thuốc vào gạo. Cách làm này không chỉ trị được mọt mà hạt gạo cũng duy trì được độ bóng bẩy dù có để lâu ngày. Lần theo một số cửa hàng bán gạo khác để tìm hiểu thực hư, được biết “công nghệ” bảo quản gạo này đã có từ lâu, được áp dụng khá phổ biến ở các đại lý gạo. Chủ vựa gạo rất kín tiếng trong việc “bật mí” cách bảo quản. Theo họ, đó là “bí kíp” riêng để bán gạo chạy và thu hút khách hàng. Đa phần dùng chiêu thức phun thuốc diệt mọt để bảo quản gạo nhưng phun nhiều hay ít tùy vào từng chủ vựa và từng thời điểm. Chị Hằng, nhân viên bán gạo ở khu vực chợ Chiều, Bình Thạnh cho biết: “Do là nhân viên bán hàng thuê nên chủ bảo đánh thuốc thì chị phải làm theo. Gạo bị đánh thuốc bảo quản nhìn rất ngon nhưng nấu hạt cơm bở rục. Mua gạo Hương Lài khi nấu thì thấy mùi thơm nhưng khi ăn thì đến mùi cơm cũng chẳng còn”. Những cửa hàng có mặt bằng ẩm mốc hay gạo quá hạn sử dụng luôn bị xịt nhiều thuốc. “Khi nấu cơm, nhớ vo gạo cho kỹ để loại bỏ thuốc”, chị Hằng nói nhỏ. Ngoài việc bảo quản gạo khỏi mối, mọt, với những loại gạo đã để quá lâu thường mất mùi thơm tự nhiên. Để tái tạo hương cho gạo, chủ vựa dùng đến loại bột tạo mùi… Tràn lan hóa chất diệt mối mọt cho gạo Qua lời giới thiệu của chị Hằng, chúng tôi tìm đến chợ hóa chất Kim Biên (quận 5, TPHCM) để mua loại thuốc bảo quản gạo. Như lời nhân viên ki ốt C.T giới thiệu, thuốc bảo quản gạo thực ra là thuốc diệt côn trùng, trị nấm, mối mọt. Trong ngổn ngang hóa chất tẩy rửa toilet, hóa chất rửa tay còn có cả hóa chất diệt mối mọt cho gạo. Ngoài ra chất tái tạo hương thơm cho gạo là một dung dịch lỏng màu hồng, không nhãn mác. Ở khu chợ này, dân bán hóa chất rất kín kẽ với khách lạ. Nhưng khi tôi giới thiệu muốn mở một đại lý bán gạo và tìm mùi tạo hương, bà Dung, chủ ki ốt K.D, liền đon đả bày “chiêu thức” làm ăn. Bà Dung bảo, các đại lý bán gạo vẫn hay đến đây mua hương cho gạo và nhiều mối ruột cứ đến tháng lại ra lấy hàng. Vừa nói bà Dung vừa xách một can nhựa trắng, bên trong đựng dung dịch lỏng màu hồng nhạt, không nhãn mác đưa cho khách xem và nói đó là hóa chất hương lài tạo thơm cho gạo. “Chất này không chỉ tạo hương lài cho gạo mà còn dùng tạo hương thơm cho các loại bánh đấy. Nếu em thích hương lài thì chỉ việc xịt dung dịch vào là có mùi thơm như ý, liều lượng tùy thích mùi nhiều hay thoang thoảng…”, bà Dung quảng cáo một lèo. Tại cửa hàng X.H bên cạnh, khi biết chúng tôi tìm mua thuốc bảo quản gạo, anh chủ quán cho biết anh là mối ruột của các vựa gạo lớn trong thành phố, kể cả các vựa ở miền Tây cũng lên đây tìm mua hóa chất bảo quản. Anh nhân viên đưa cho tôi một gói chống ẩm và hướng dẫn: “Gạo mà đã ẩm là đi kèm mốc vàng, vón cục rồi mối mọt sẽ xâm nhập ngay. Gói này chỉ cần bỏ vào bao gạo như bỏ vào trong hộp bánh là nó tự động hút ẩm giúp gạo luôn khô ráo, không vón cục. Không thích dùng gói hút ẩm thì em dùng loại thuốc bảo quản trộn hoặc phun trực tiếp vào gạo. Phun xong đảm bảo gạo em để vài tháng vẫn khô tơi, sờ tay vào hạt gạo thấy trơn tuột”. Những viên thuốc màu trắng như bột sắn dây, kích cỡ nhỏ hơn hạt gạo, nhìn rất bắt mắt. Anh nhân viên hướng dẫn cách sử dụng khá đơn giản: Có thể trộn đều luôn với gạo hoặc hòa tan trong nước phun trực tiếp dạng phun sương vào gạo hay ngoài bao. “Với loại thuốc này, đảm bảo gạo không bao giờ bị mối mọt tấn công. Còn liều lượng thì tùy sử dụng…” - nhân viên này khẳng định. Giá thuốc bán sỉ là 60.000đ/kg, bán lẻ 80.000đ/kg. “Loại này em bán nhiều lắm rồi. Có vựa gạo lấy cả vài chục kg về bảo quản hàng”, anh bán hàng nói. Khó xác định hóa chất bảo quản gạo Thạc sĩ Bùi Quốc Anh - Phó Phòng Công nghệ sinh học - Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM - cho biết, chất tạo mùi cho các loại gạo hoàn toàn có khả năng mua được ngoài thị trường. Gạo tốt, hương tự nhiên thì ngoài mùi còn có vị và độ dẻo nhất định mang tính đặc trưng của gạo đó. Nếu dùng gạo “dỏm” pha thêm hương liệu thì chỉ có tính tạo mùi, còn bản chất của gạo đó vẫn không thay đổi. Về chất tạo hương cho gạo mà phóng viên phản ánh, Thạc sĩ Bùi Quốc Anh cho rằng có thể đó là chất tạo hương trong thực phẩm. Với loại chất này, nếu dùng đúng thì tương đối an toàn với sức khỏe con người; dùng quá liều có thể gây nguy hại. Ví dụ, hương hoa nhài có loại dùng cho thực phẩm thì được nhưng cũng có loại dùng trong sản xuất nhang, đèn (giá rẻ)… thì sẽ ảnh hưởng sức khỏe. “Dù gì đi nữa, với hình thức tái tạo hương cho gạo cũng đã phạm vào hành vi gian lận thương mại. Hành vi này không giúp thay đổi bản chất mà chỉ thay đổi mùi hạt gạo, người tiêu dùng bị lừa khi bỏ tiền mua gạo thấp cấp với giá cao. Nếu dùng hương liệu không đúng theo tiêu chuẩn thực phẩm thì có nguy hại cho sức khỏe con người”, Thạc sĩ Quốc Anh nói. Về loại hóa chất dùng để phun lên gạo và nhà kho để xua đuổi, diệt mối, mọt…, ông Ngô Văn Bình – Chuyên viên nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch, thuộc Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TPHCM - cho rằng rất khó để xác định đó là loại hóa chất gì. Ông Bình cho biết, hiện có rất nhiều loại hóa chất từ Trung Quốc nhập về rồi pha chế, hòa trộn lẫn nhau nên không dễ để phân tích, xác định cụ thể. Cũng có nhiều hình thức xua đuổi sâu, mọt bảo quản gạo nhưng việc dùng các loại hóa chất lạ, không xác định rõ nguồn gốc là điều không nên vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo Tổng công ty Lương thực Miền Nam, các phương pháp diệt mối mọt trong dân gian như bỏ tỏi, ớt vào gạo… chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu trong kho chứa hàng ngàn tấn gạo thì việc bảo quản đầu tiên phải là vấn đề kho bãi sạch sẽ, khô ráo, khử trùng kho thường xuyên, nhiệt độ kho thoáng mát. Hiện nay chưa có biện pháp nào để nhận biết gạo nhiễm hóa chất diệt mối mọt, do đó người tiêu dùng khi mua gạo nên mua ở những địa điểm, cơ sở có uy tín, nơi gạo luôn được kiểm định trước khi đóng bao đưa ra thị trường và lượng gạo lớn luôn lưu thông, không bị tồn kho lâu ngày. Theo Dân Trí
Công đoạn nhào bột trước khi kéo sợi là lúc có thể bỏ hóa chất tẩy trắng vàoCông đoạn nhào bột trước khi kéo sợi là lúc có thể bỏ hóa chất tẩy trắng vào “Chất tẩy thiên nhiên” Trong đời sống thường ngày có rất nhiều vật dụng tẩy sạch, bên cạnh mang lại tiện lợi cho chúng ta, cũng có thể “chế tạo ngầm” độc tố mà không được phát giác! Những chất tẩy rửa hóa học này đều có “xuất thân” một điểm chung, với phần lớn nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp hóa từ dầu mỏ, cộng thêm các loại chất phụ gia, chẳng hạn như chất tan, chất định hình, chất tẩy trắng, mùi hương… Sử dụng quá nhiều những chất tẩy này không chỉ có hại cho sức khỏe, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Phụ nữ với công việc nội trợ nhiều hơn nam giới, hàng ngày trong công việc giặt giũ áo quần; chà rửa chén bát và tiêu độc; khu trùng, tẩy bẩn trong nhà, da niêm và sức khỏe tâm thể của họ đang chịu sự xâm hại “âm thầm” của những vật dụng hóa học này, làm thế nào để ngăn cản sự xâm hại này? Thật ra, chỉ cần tận dụng những chất tẩy thiên nhiên “thò tay có liền” như giấm, muối, nước chanh, bột bắp, bột soda… thì có thể làm sạch không gian một cách hiệu quả, mang lại cho bạn ngôi nhà xanh sạch. Muối ăn Sức bám hút của muối rất mạnh, nước trái cây, nước trà vừa mới “dính” trên áo hoặc thảm…, có thể dùng muối “hút” ra. Quần áo mới dùng nước muối nhạt giặt một dạo giúp ngừa phai màu. Ngoài ra, dùng nước muối đậm chà xát đồ nhà, có thể phòng ngừa chất gỗ biến hỏng, kéo dài tuổi thọ của đồ nhà. Trứng gà Lòng trắng trứng có chứa nhiều loại đạm và chất béo, hơn nữa có thể ngấm vào thuộc da để làm tan dầu bẩn, cũng như bảo dưỡng thuộc da. Lớp da ghế sa lông hoặc túi da bị bẩn, dùng một tấm vải nhung sạch chấm ít lòng trắng trứng chà trên bề mặt, vừa giúp tẩy vết ố, vừa làm bề mặt hồi phục óng ả. Trà Trong trà có chứa nhiều thành phần như polyphenol, alkaloid, có tác dụng bám hút mùi lạ, là chất thanh lọc không khí thiên nhiên. Tác dụng bám hút mùi lạ của trà đỏ càng mạnh, trong thau nước nóng thêm vào 150 g trà đỏ, đặt ngay giữa phòng khách (hoặc căn phòng có mùi hôi), bên cạnh mở cửa sổ thông gió, sẽ tẩy trừ đi mùi lạ kích ứng. Giấm ăn Thành phần chính của giấm là acid acetic và acid hữu cơ, làm tan dầu bẩn, còn giúp sát khuẩn; ngừa mốc; khử mùi hôi. Trộn giấm ăn và nước có thể tích bằng nhau vào bình xịt, trước tiên xịt lên kiếng, gương hoặc sứ, rồi dùng giẻ chà xát sẽ trở nên sáng bóng. Dùng mousse chấm giấm trắng rửa mặt bàn inox, sẽ hồi phục bóng sáng vốn có. Soda Thành phần chính của soda là sodium carbonat, thuộc loại kiềm ăn, sức tẩy ố rất mạnh. Dùng 60 g soda pha với 0,5 lít nước, chế thành nước soda tiện dùng mọi lúc, dùng chà vòi nước và kệ bếp. Khăn giấy Xơ giấy có thể bám hút chất dầu mỡ, nhất là đối với vết ố dạng lỏng sức bám hút lớn. Sau khi dùng khăn giấy chà xát vết ố mặt chén đĩa, sẽ tẩy rửa càng dễ dàng. Nước vo gạo Trong nước vo gạo có chứa nhiều thành phần như xơ, kali, tinh bột, nước vo gạo nước một, nước hai mang tính toan yếu, sau hai nước này sẽ mang tính kiềm yếu, sức tẩy vừa phải, chất hiền hòa, được gọi là “chất tẩy rửa thiên nhiên”. Dùng nước vo gạo rửa tay, không chỉ giúp tẩy ố, mà còn làm cho làn da bóng mượt. Ngoài việc rửa chén bát và rau ra, xẻng, dao bằng sắt ngâm với nước vo gạo đặc còn giúp chống gỉ sét. Vỏ chuối Trong vỏ chuối có chứa tanin, cùng vết ố trên thuộc da bám hút nhau, vừa tẩy ố vừa tác dụng làm bóng, giúp bảo dưỡng thuộc da. Dùng vỏ chuối chà vết ố trên ghế sa lông hoặc túi da, vừa sạch vừa đẹp; dùng đánh giày hiệu quả cũng rất tốt. Sữa bò lên men Sữa bò “quá đát” biến chua tuy không thể dùng, nhưng lại là chất tẩy rửa sàn gỗ tốt. Bởi vì hàm lượng acid lactic trong sữa bò lên men tăng lên, giúp tẩy trừ vết bẩn, thành phần chất đạm; béo còn lại có thể dùng thay sáp, bảo dưỡng sàn nhà. Đổ sữa bò vào trong bồn rửa mặt, dùng lượng nước gấp hai lần trộn đều, nhúng giẻ lau vào bồn cho thấm, vắt khô, sau khi dùng sức chà sẽ phát hiện sàn nhà trắng sáng như mới. Chanh Chanh có chức năng sát khuẩn thiên nhiên, có thể dùng tẩy sạch máy uống nước, tránh tồn dư chất tẩy hóa học. Vỏ chanh thêm nước và giấm trắng, chà xát thủy tinh sẽ làm bề mặt sáng bóng. Khi dùng chất tẩy rửa thiên nhiên cần dùng sức chà rửa, hoặc tăng lượng dùng, thì mới đạt hiệu quả tương đương với chất tẩy rửa hóa học. Nên nhớ rằng việc làm này là sự nỗ lực cho sức khỏe và môi trường. Trong thời gian đầu sử dụng chất tẩy rửa thiên nhiên, bạn có thể dùng trước một phần chất tẩy rửa thiên nhiên, một phần chất tẩy rửa hóa học, về sau tăng dần sử dụng chất tẩy rửa thiên nhiên, mở rộng phạm vi sử dụng. Với phương thức theo lộ trình, có thể giúp bạn tập quen dần sử dụng chất tẩy rửa thiên nhiên.
chài ui, kỉu nì giặc chưa đánh đã nhịn đói chít gòi, mơi di dân qua Châu Phi thâu bới mí ông quản lý thị trường, zí mí ông an toàn thực phẩm ông đi đâu mô???
hôm nay ở đây trời nắng nhưng gió mạnh.. hic hic lạnh quá điiiiiiiiii bông phấn bay tứ tung làm cho nhảy mủi hoài à... á á á
gần đến ngày Lễ Mother Day.. Mall có nhiều dầu thơm on sale .. hihi chút phải đi shoping mua quà cho bên chồng.. gần đi về rồi..
hihi yes.. 1 năm về 3,4 lần Mụi ui... hihihi cứ ở bên này 3 tháng .. lại về... có khi qua gần 2 tháng lại về.. hihi tiền vé nó quất Tỷ đẹp luôn... nhất là mùa hè, mùa noel và Tết... vì đó là hight season! vé mắc kinh lun.